Quyền và nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:42:00 (GMT+7)

Quyền và nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật nuôi con nuôi năm 2010, Bộ luật dân sự năm 2015 và các luật khác

MỤC LỤC

MỤC LỤC

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Mục đích của việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.

Quyền và nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật nuôi con nuôi năm 2010, Bộ luật dân sự năm 2015 và các luật khác có liên quan.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ nuôi và con nuôi như sau:

Điều 78. Quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi

1. Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Quyền, nghĩa vụ của cha đẻ, mẹ đẻ và con đã làm con nuôi của người khác được thực hiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

3. Quyền, nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không còn hoặc không có đủ điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi và chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự.”

- Quyền và nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi đối với con nuôi

Thời điểm phát sinh quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi kể từ khi xác lập quan hệ con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010. Quyền và trách nhiệm làm cha mẹ được chuyển giao một cách hợp pháp từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi, bao gồm các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản.

Điều 24 Luật nuôi con nuôi quy định rất rõ về hệ quả của việc nuôi con nuôi : “Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật hôn nhân  và gia đình năm 2014: “Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.”

Như vậy, đối với con nuôi, cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ như các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con đẻ (quyền và nghĩa vụ của cha mẹ được quy định tại Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014) bao gồm: yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục của con,…

- Quyền và nghĩa vụ của con nuôi đối với cha nuôi, mẹ nuôi

Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nhận con nuôi được cơ quan có thẩm quyền đăng ký theo quy định của Luật nuôi con nuôi năm 2010.

Con nuôi cũng là thành viên trong gia đình, được hưởng quyền và có nghĩa vụ như con đẻ. Quyền và nghĩa vụ của con nuôi với cha mẹ nuôi được thực hiện như quyền và nghĩa vụ con của con đẻ với cha mẹ đẻ.

Theo đó, con nuôi có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 70 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau: con có quyền được thương yêu, tôn trọng, được học tập, giáo dục, phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo dức,… và con có nghĩa vụ yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình,…

- Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ nuôi và con nuôi trong trường hợp chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt (ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực), quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi, con nuôi cũng chấm dứt. Và theo đó, quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ đẻ và con đẻ (người đã được nhận làm con nuôi) được khôi phục.

Trong trường hợp, cha mẹ đẻ không còn hoặc không có điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi và chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư