2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bên cạnh tảo hôn thì hôn nhân cận huyết là hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số nước ta, gây ra nhiều hệ quả khôn lường đối với gia đình và xã hội. Đối với những hệ quả tiêu cực đó, pháp luật đặt ra quy định như thế nào?
Luật chưa đưa ra khái niệm cho thuật ngữ “hôn nhân cận huyết thống”. Theo cách hiểu thông thường, hôn nhân cận huyết được hiểu là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá ba thế hệ. Đó là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng huyết thống trực hệ với nhau; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì những người trong phạm vi ba đời được xác định như sau tại khoản 17, 18, 19 Điều 3:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
19. Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.”
Để Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình thì Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng cấm hành vi kết hôn cận huyết tại điểm d khoản 2 Điều 5, theo đó:
“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2. Cấm các hành vi sau đây:
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”
Qua theo dõi thông tin và tổng hợp số liệu từ báo cáo của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã giai đoạn 2015 - 2020 và nắm bắt thực tiễn gần đây cho thấy, cùng với tảo hôn thì tình hình hôn nhân cận huyết vẫn còn tồn tại, có xu hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.
- Nguyên nhân của việc kết hôn cận huyết thống: chủ yếu do thiếu hiểu biết về pháp luật liên quan đến hôn nhân, đặc biệt là việc cấm kết hôn cận huyết thống. Bên cạnh đó còn bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán lạc hậu, bị xâm hại tình dục hoặc chót mang thai ngoài ý muốn, bị ép buộc.
- Hậu quả của việc kết hôn cận huyết thống có nguy cơ cao sẽ sinh ra con dị dạng hoặc mắc bệnh di truyền như mù mầu, bạch tạng, vẩy cá…làm suy thoái giống nòi của các tộc người, ảnh hưởng đến chất lượng giống nòi, làm giảm chất lượng dân số.
- Lợi ích của việc không kết hôn cận huyết thống sẽ hạn chế được sinh con bị dị tật bẩm sinh, hạn chế sinh con mắc các bệnh di truyền, không vi phạm thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng giống nòi, không kết hôn cận huyết thống sẽ có điều kiện để sinh ra những đứa con khỏe mạnh. Do đó, vì sự phát triển và hạnh phúc của mỗi gia đình không kết hôn cận huyết thống. Hãy là những ông bố, bà mẹ hiểu biết và có trách nhiệm với con cái mình, thực hiện đúng Luật hôn nhân và gia đình, không được kết hôn cận huyết thống.(1)
Tại điểm a, khoản 2, Điều 59 Nghị định 82/2020 quy định rõ, nếu kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa người có họ trong phạm vi 3 đời sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.
“Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;”
Nhìn chung, để phòng ngừa hôn nhân cận huyết thống, đẩy mạnh tuyên truyền vận động về luật pháp, về lợi ích, nguyên nhân và hậu quả của việc kết hôn cận huyết thống, đặc biệt cho các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng. Tạo cơ hội giao lưu, kết bạn giữa các dòng tộc ở vùng có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống. Lên án và phê phán những phong tục, tập quán lạc hậu về kết hôn cận huyết thống. Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, tránh xem những tranh ảnh, phim ảnh và các ấn phẩm văn hóa đồi trụy.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh