2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài (Khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Để giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, pháp luật quy định cụ thể các cơ quan có thẩm quyền tại Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
“Điều 123. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
1. Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
2. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
3. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.”
Khoản 1 Điều 123 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”
Theo quy định trên, cơ quan có thẩm quyền đăng ký các sự kiên hộ tịch có yếu tố nước ngoài như đăng ký khai sinh, hết hôn, giám hộ, nhận cha, mẹ, con, khai tử được thực hiện theo quy định tại Luật hộ tịch năm 2014.
Theo quy định tại Luật hộ tịch năm 2014, thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại UBND cấp huyện.
Ngoài ra, thẩm quyền đăng ký các sự kiện hộ tịch có yếu tố nước ngoài được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật như: Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 32/12/2014 của Chính phủ; Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-BNG-BTP.
Khoản 2 Điều 123 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.”
Cụ thể, các tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, các yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Còn thẩm quyền giải quyết của từng Tòa án các cấp được quy định tại các Điều 35 đến Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Ngoài ra, đối với các vụ việc về quan hệ hôn nhân và gia đình mà một bên chủ thể là công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam (như Trung Quốc, Lào, Campuchia) thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền trong việc: Hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ.
Trên đây là những quy định chung về thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Việc giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài phải được thực hiện đúng thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên trong quan hệ đồng thời đảm bảo quan hệ hợp tác, ngoại giao giữa các nước có liên quan.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh