2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình hằng ngày là điều khó tránh khỏi. Mâu thuẫn ấy có thể xuất phát từ muôn vàn lý do, như sự bất đồng quan điểm sống giữa vợ và chồng; từ những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống, công việc dẫn đến vợ chồng ngày càng xa cách; từ văn hóa, cách ứng xử của vợ chồng, gia đình, họ hàng bên nội, bên ngoại; từ cách nuôi dạy, chăm sóc con cái; từ tranh giành quyền lợi về đất đai, tiền bạc hay từ lối sống phóng túng, không chung thủy...Đến khi đạt đến đỉnh điểm thì ly hôn là cách giải quyết tốt nhất cho cả hai. Tuy nhiên lại chỉ có một mình bạn muốn ly hôn và bạn không biết nên làm như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc LIÊN HỆ NGAY tới số điện thoại 0908 308 123 để được LUẬT SƯ hôn nhân và gia đình giỏi tư vấn pháp luật miễn phí MIỄN PHÍ.
Theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Nếu ly hôn thuận tình là việc cả vợ và chồng đều tự nguyện ly hôn thì ngược lại, ly hôn đơn phương là trường hợp chỉ có một bên vợ; chồng hoặc người có quyền khác theo quy định yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn.
- Vợ hoặc chồng: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích: Đơn phương ly hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Các trường hợp không được đơn phương ly hôn bao gồm:
- Không có căn cứ về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.
- Có căn cứ về việc vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng nhưng không làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Vợ hoặc chồng mất tích nhưng chưa có Tuyên bố mất tích của Tòa án thì Tòa án sẽ không giải quyết cho ly hôn.
- Trường hợp khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì Tòa án sẽ không giải quyết ly hôn nếu rơi vào một trong hai trường hợp sau:
+ Người yêu cầu ly hôn không phải là cha, mẹ, người thân thích khác của người bị bệnh;
+ Không có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người bị bệnh.
Hồ sơ ly hôn bao gồm những giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản gốc);
- Giấy CMND và sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (Sao y);
- Giấy khai sinh của các con ( Bản chính - nếu có);
- Các giấy tờ khác có liên quan đến tài sản chung của hai vợ chồng sau thời kỳ hôn nhân (nếu có).
- Đơn xin ly hôn
Đối với trường hợp ly hôn đơn phương thì Giấy CMND và Sổ hộ khẩu của bị đơn thì nguyên đơn chỉ cần cung cấp bản photo, không nhất thiết là sao y công chứng.
Không biết soạn thảo hồ sơ đơn phương ly hôn, chưa nắm rõ trình tự, thủ tục, các vấn đề pháp lý liên quan đến đơn phương ly hôn. Hãy Liên Hệ Ngay với Luật Hoàng Anh để được tư vấn Miễn Phí.
Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin đơn phương ly hôn tại TAND có thẩm quyền;
Hình thức nộp đơn:
Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn và nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí đơn phương cho Tòa án;
Bước 3: Tòa án xem xét hồ sơ xin ly hôn và quyết định thụ lý vụ án nếu hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Tham gia buổi hòa giải tại toà án.
Bước 5: Tòa án sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ ly hôn đơn phương.
Dựa theo khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì ly hôn đơn phương được xác định là thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định yêu cầu giải quyết ly hôn đơn phương thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện.
Như vậy, Toà án có thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương đó là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên vợ chồng (cụ thể là nơi người bị yêu cầu ly hôn đơn phương cư trú hoặc làm việc). Tuy nhiên, những vụ án ly hôn này có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn là 04 tháng, có thể gia hạn 02 tháng đối với những vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan.
Thời hạn mở phiên toà đó là 01 tháng kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Như vậy, tổng thời gian giải quyết ly hôn đơn phương kéo dài từ 04 đến 06 tháng hoặc có thể lâu hơn tùy thuộc vào tình hình thực tế.
1. Về phân chia tài sản
Tài sản của vợ chồng bao gồm:
-Tài sản riêng: Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
- Tài sản chung: Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố: Hoàn cảnh của gia đình của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; và lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Pháp luật luôn công nhận, ưu tiên việc phân chia tài sản khi ly hôn theo sự thỏa thuận của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được thì Tòa án sẽ phân chia dựa trên các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình cũng như Bộ luật dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ/chồng, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
2. Quyền nuôi con khi ly hôn đơn phương
Trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được thì Tòa án sẽ chỉ định người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con dựa vào nhân phẩm, khả năng kinh tế, mong muốn của người con (con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con; Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. ) nhằm đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho người con.
3. Mức án phí khi thực hiện ly hôn đơn phương
- Án phí dân sự sơ thẩm: 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản (theo quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14).
- Nếu có tranh chấp thì án phí phải đóng tùy thuộc vào giá trị tài sản của vợ chồng cần phân chia.
Bạn cần có người tư vấn cho bạn về đơn phương ly hôn? Không thể thỏa thuận được việc phân chia tài sản khi ly hôn? Bạn Hãy Liên Hệ với Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ nhé.
Các luật sư của Công ty Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia rất nhiều các vụ án lớn nhỏ, sẽ tư vấn đầy đủ cho bạn các vấn đề pháp lý khi thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa án, đưa ra các giải pháp tốt nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của bạn và con cái bạn.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh