Thuận tình ly hôn được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:41:58 (GMT+7)

Thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng đều mong muốn chấm dứt đời sống hôn nhân

Thuận tình ly hôn là một trong hai hình thức ly hôn được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Thuận tình ly hôn xuất phát từ việc cả vợ hoặc chồng cùng yêu cầu chấm dứt thời kỳ hôn nhân và được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của vợ chồng. Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thuận tình ly hôn như sau:
“Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn”. 
Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, yêu cầu của việc thuận tình ly hôn là:


1. Cả hai bên phải thật sự tự nguyện ly hôn


Đây là trường hợp hai vợ chồng tự nguyện xin ly hôn khi cả hai người xét thấy cuộc sống chung gia đình có nhiều khúc mắc, gia đình không êm ấm, không đạt được mục đích trong hôn nhân và họ nhận thấy ly hôn là điều cần thiết cho cả hai người. Việc chấm dứt hôn nhân bằng ly hôn phải được thực hiện tại Tòa án nhân dân, pháp luật quy định việc thuận tình ly hôn là công nhận và đảm bảo quyền tự do ly hôn chính đáng của cả hai vợ chồng. Trong quá trình hòa giải, Thẩm phán có thể tiến hành tất cả các biện pháp điều tra, xác minh cần thiết, thậm chí có thể tìm hiểu động cơ xin ly hôn của các đương sự. Khi ly hôn, sự tự nguyện của hai bên vợ chồng khi yêu cầu chấm dứt hôn nhân là cơ sở để Tòa án xem xét quyết định. Tự nguyện ly hôn là cả hai vợ chồng đều tự do trình bày mong muốn, nguyện vọng của mình, không bị lừa dối hay cưỡng ép khi thuận tình ly hôn. Việc thể hiện ý chí tự nguyện ly hôn phải xuất phát từ trách nhiệm đối với gia đình, phù hợp với yêu cầu của pháp luật và chuẩn mực, đạo đức xã hội. 
Trường hợp vợ chồng xin thuận tình ly hôn nhưng thực tế quan hệ vợ chồng chưa đến mức rơi vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không thể đạt được” thì Tòa án không được ra quyết định thuận tình ly hôn. Như vậy, muốn xác định hai vợ chồng có thực sự tự nguyện thuận tình ly hôn không thì Tòa cần xem xét lại tình trạng, mục đích hôn nhân của họ có đạt được hay không? Các bên đương sự có tự do bày tỏ ý chí của mình hay không? 


2. Hai bên phải đạt được thỏa thuận về việc phân chia tài sản, việc trông nom nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con


Theo tinh thần quy định tại Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, đối với việc thuận tình ly hôn, ngoài ý chí thật sự tự nguyện xin thuận tình ly hôn của vợ chồng thì đòi hỏi hai bên phải có sự thỏa thuận về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con. Nếu vợ chồng không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và con thì Tòa án quyết định giải quyết việc ly hôn.
Trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng yêu cầu xin ly hôn thì Tòa án vẫn phải tiến hành hòa giải với mục đích vợ chồng có thể suy nghĩ lại về việc ly hôn và đoàn tụ với nhau. Nếu hòa giải thành nghĩa là vợ chồng sẽ rút đơn thuận tình ly hôn thì Tòa án phải lập biên bản hòa giải thành. Sau 15 ngày kể từ ngày Tòa án lập biên bản hòa giải thành mà các đương sự không đổi ý kiến thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại Điều 10, Điều 211, Điều 212, Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Trong trường hợp hòa giải không thành, các bên tự nguyện ly hôn nhưng không thỏa thuận được về việc chia tài sản hoặc trông nom, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án lập biên bản về hòa giải đoàn tụ không thành và về những vấn đề hai bên không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận những không đảm bảo quyền lợi cho vợ và con. Như vậy dù có thỏa thuận nhưng thỏa thuận đó không đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án cũng không công nhận sự thuận tình ly hôn. Ví dụ hai vợ chồng khi ly hôn đã thống nhất không cấp dưỡng nuôi con. 


Luật Hoàng Anh 

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư