2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn không còn là hiện tượng mới mẻ trong xã hội ngày nay. Điều này dẫn tới nhiều thiệt thòi cho những đứa trẻ, người mẹ trong trường hợp sinh con nhưng không được người kia thừa nhận, chối bỏ trách nhiệm. Vậy pháp luật có đặt ra những quy định gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả mẹ và con trong tình huống này? Trong bài viết sau, Luật Hoàng Anh sẽ tư vấn đến quý khách hàng thủ tục khởi kiện yêu cầu xác nhận cha cho con trong trường hợp sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.
Điều 88, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về xác định cha, mẹ như sau:
"1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định".
Khoản 2, Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con:
"Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự".
Theo quy định trên thì việc giải quyết yêu cầu xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Quyết định của Tòa án về việc xác định cha, mẹ con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Khoản 4, Điều 28, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
"Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.”
Điều 35, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:
"Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này;”
Điều 39, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:
"Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân … có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này".
Bước 1. Người có yêu cầu xác nhận cha, mẹ, con cần chuẩn bị một bộ hồ sơ sau đây:
- Đơn khởi kiện yêu xác định lại cha cho con;
- Chứng minh nhân dân, hộ khẩu của mẹ và cha;
- Giấy khai sinh của con;
- Văn bản, giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha - con như: Kết quả giám định ADN, thư từ, tài liệu, phim ảnh, người làm chứng,...
Bước 2: Nộp hồ sơ trên đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người cha cư trú hoặc Tòa án nhân dân nơi người bố làm việc
Bước 3: Nếu Tòa án ra quyết định công nhận quan hệ cha con thì người yêu cầu xác nhận cha, mẹ, con mang bản án hoặc quyết định của Tòa án tới Uỷ ban nhân dân xã để làm thủ tục thay đổi thông tin người cha và họ tên của con trên giấy khai sinh.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh