Pháp luật quy định nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng. Mặc dù pháp luật quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng cho từng chủ thể và khuyến khích các chủ thể thỏa thuận tự nguyện thực hiện nghĩa vụ này nhưng trên thực tế, xảy ra không ít trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng từ chối hoặc trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ. Do đó, pháp luật quy định biện pháp xử lý hành vi này như sau:
Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng và trường hợp người cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Các chủ có quyền yêu cầu Tòa án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
- Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng
- Người thân thích của người được cấp dưỡng
Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời (Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em (theo quy định của Luật Trẻ em năm 2016)
- Hội liên hiệp phụ nữ
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ.
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
“Điều 54. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.
2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
Các hành vi vi phạm quy định như trên sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại “
Theo đó, các hành vi vi phạm quy định về cấp dưỡng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt cao nhất là phạt tiền 300.000 đồng.
Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật có hành vi từ chối, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ mà hành vi vi phạm đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng tại Điều 186 như sau:
“Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”
Theo đó, người phạm tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị áp dụng hình phạt cao nhất là 02 năm tù.
Luật Hoàng Anh
Dịch vụ Luật Sư uy tín hàng đầu tại Hà Nội.
Số 2/84 - Trần Quang Diệu - Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa - TP Hà Nội
Email: luatsu@luathoanganh.vn
Tư vấn Hôn nhân Gia đình 14/06/2021
Con ngoài giá thú có được nhận cấp dưỡng như con trong giá thú không
Tư vấn Hôn nhân Gia đình 30/06/2021
Cấp dưỡng là nghĩa vụ được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, đây là nghĩa vụ không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác
Tư vấn Hôn nhân Gia đình 30/06/2021
Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng là kết thúc việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đã được xác lập trước đó theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Tư vấn Hôn nhân Gia đình 25/07/2021
Pháp luật quy định cụ thể nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng.
Tư vấn Hôn nhân Gia đình 25/07/2021
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con được quy định tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 giúp các thành viên thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội
Tư vấn Hôn nhân Gia đình 25/07/2021
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định các chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp trốn tránh nghĩa vụ tại Điều 199
Tư vấn Hôn nhân Gia đình 25/07/2021
Trường hợp vợ chồng ly hôn mà vợ hoặc chồng là người nước ngoài, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con được thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Bộ luật dân sự năm 2015
Hỏi đáp luật Hình Sự 13/07/2021
Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 186 BLHS
Tư vấn Hôn nhân Gia đình 13/07/2021
Ai laf chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng? Nguyên tắc xác định mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng
Tìm kiếm nhiều