2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Công nghiệp điện ảnh là một ngành công nghiệp văn hóa khai thác các nguồn lực, các giá trị điện ảnh hiện đại và truyền thống, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ để tạo ra các tác phẩm điện ảnh và các dịch vụ điện ảnh bằng phương thức sản xuất công nghiệp, được công bố, phổ biến, mua, bán, trao đổi, tiêu dùng trên thị trường. Việc hoàn thiện hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc bảo hộ quyền tác giả tác phẩm điện ảnh góp phần khuyến khích các chủ thể quyền đầu tư sáng tạo và các cá nhân, tổ chức khai thác, thụ hưởng tác phẩm điện ảnh một cách hợp pháp, góp phần phát triển công nghiệp điện ảnh nói riêng, công nghiệp văn hóa nói chung, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Vậy pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định thế nào về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (Luật Sở hữu trí tuệ 2005);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009 (Luật Sở hữu trí tuệ 2009);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022 (Luật Sở hữu trí tuệ 2022);
- Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26 tháng 4 năm 2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Tại Việt Nam, khái niệm quyền tác giả cũng đã được biết đến trước năm 1945. Dưới chế độ dân chủ, nhân dân thì quyền tác giả được coi trọng và là động lực thúc đẩy việc tạo ra những tác phẩm có giá trị phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đã xây dựng và dần hoàn thiện hơn để quy định đầy đủ hơn về lĩnh vực quyền tác giả. Chế định quyền tác gi được giả được ghi nhận trong các văn bản thuộc hệ thống pháp luật như hiến pháp, bộ luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ và các văn bản dưới luật có liên quan khác.
Tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 nêu ra định nghĩa về quyền tác giả như sau: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
Căn cứ vào những quy định của pháp luật về quyền tác giả thì quyền tác giả được hiểu theo hai phương diện:
- Về phương diện khách quan: Quyền tác giả là tổng hượp các quy phạm pháp luật về quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả, xác định các nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sáng tạo và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi có hành vi xâm phạm.
- Về phương diện chủ quan: Quyền tác giả là quyền dân sự cụ thể tức bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ thể với tư cách là tác giả hoặc chủ sỏ hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học và quyền khởi kiện hay không khởi kiện khi quyền của mình bị xâm phạm.
Quyền tác giả còn được hiểu là quan hệ pháp luật dân sự. Đó là quan hệ xã hội giữa tác giả, giữa chủ sở hữu quyền tác giả đối với các chủ thể khác trong xã hội thông qua tác phẩm, dưới sự tác động của quy phạm pháp luật, quan hệ giữa các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với các chủ thể khác được xác định. Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được sáng tạo và được thể hiện dưới hình thức khách quan và được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, theo đó quan hệ về quyền tác giả được xác lập. Quan hệ pháp luật quyền về tác giả là quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối với các chủ thể của quyền được xác định và các chủ thể khác còn lại trong xã hội có nghĩa vụ tôn trọng quyền đó của các chủ thể mang quyền được xác định bao gồm 3 yếu tố:
Quyền sỡ hữu trí tuệ là quyền của chủ thể đối với các sản phẩm sáng tạo trí tuệ của mình, bao gồm nhưng không giới hạn trong lĩnh vực sử dụng hay chuyển giao các sản phẩm đó, là quyền của tác giả đối với sản phẩm, là quyền liên quan hoặc sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Cũng như các quan hệ pháp luật dân sự khác, lĩnh vực này cũng hay diễn ra những tranh chấp, vì vậy, việc phát sinh nhu cầu bảo hộ quyền hợp pháp của các chủ thể là điều tất yếu . Việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ được thực hiện tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm.
Tóm lại, mặc dù hệ thống pháp luật giữa các quốc gia là khác nhau dẫn đến việc mỗi nơi lại có những định nghĩa riêng khác nhau về quyền tác giả, tuy nhiên, tựu chung lại quyền tác giả được biết đến như một loại quyền chính đáng hợp pháp của những người sáng tạo, những người tham gia vào hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học.
Quyền tác giả là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ, do vậy, nó có đầy đủ các đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ. Quyền tác giả còn có những đặc điểm riêng biệt của nó, cụ thể như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019: “Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”. Tác phẩm là thành quả lao động sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới hình thức nhất định. Mọi cá nhân đều có quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học và khi cá nhân tạo ra tác phẩm trí tuệ, không phụ thuộc vào giá trị nội dung và nghệ thuật đều có quyền tác giả đối với tác phẩm. Chỉ cần tác phẩm được tạo nên trực tiếp từ lao động trí tuệ của tác giả, không phải sao chép từ người khác, thì khi đó sẽ phát sinh quyền tác giả. Những nội dung thể hiện trong tác phẩm mà đi ngược lại với thuần phong mĩ tục, văn hoá dân tộc,…sẽ không được bảo hộ. Bản chất sản phẩm của lao động trí tuệ mang tính tích luỹ khá cao, không bị hao mòn như tài sản hữu hình. Tác phẩm sẽ được nhiều người biết đến, nếu có nội dung phong phú, đặc biệt, kết hợp bởi giá trị nghệ thuật, khoa học và kinh nghiệm nghề nghiệp của tác giả.
Pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức chứa đựng tác phẩm khi nó được tạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định mà không bảo hộ nội dung sáng tạo tác phẩm. Quyền tác giả chỉ được giới hạn trong phạm vi thể hiện cụ thể của tác phẩm. Điều đó có nghĩa là, quyền tác giả chỉ phát sinh đối với những tác phẩm có tồn tại và có thể cảm nhận được bằng nhiều cách. Quyền tác giả không bao gồm ý tưởng của tác giả thể hiện trong tác phẩm bởi không một ai có thể biết được một vấn đề đang nằm trong suy nghĩa của người khác nếu chúng không được thể hiện ra. Những ý tưởng, kể cả cách sắp xếp, trình bày đã có trong suy nghĩ của tác giả nhưng chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định thì không có căn cứ để công nhận và bảo hộ. Sự sáng tạo của tác giả không chỉ đem lại cho tác giả quyền mà còn nhằm chống lại sự sao chép và sử dụng trái phép.
Pháp luật về quyền tác giả không quy định về nội dung đối với tác phẩm được bảo hộ, trong khi quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ nội dung của đối tượng. Đối tượng sở hữu công nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Vì lẽ đó, nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có cùng nội dung nhưng có sự sáng tạo trong hình thức thể hiện đều được pháp luật bảo vệ.
Quyền tác giả được xác lập dựa vào chính hành vi tạo ra tác phẩm của tác giả, không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục nào. Ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo ra bằng hoạt động lao động trí óc, tác giả được bảo hộ về mặt pháp lý và có các quyền của người sáng tạo. Do quyền tác giả phát sinh dựa trên hoạt động sáng tạo, nên nó được xác lập một cách mặc nhiên ngay khi tác phẩm được thể hiện dưới hình thức khách quan mà người khác có thể nhận biết được. Việc đăng ký quyền tác giả, dó đó, không phải là căn cứ phát sinh quyền tác giả, mà chỉ được xem là có giá trị chứng minh của chủ sỡ hữu quyền tác giả khi có tranh chấp, khiếu nại hay tố cáo.
Đối với các tác phẩm đã được công bố, phổ biến và tác phẩm không bị cấm sao chụp thì cá nhân, tổ chức được phép sử dụng tác phẩm của người khác nếu việc sử dụng đó không nhằm mục đích kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác bình thường của tác phẩm, không xâm hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả như việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích tuyên truyền, cổ động,… thì không bị coi là hành vi xâm phạm quyền của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả.
Tóm lại, dựa vào những đặc điểm nêu trên, ta thấy rõ được bản chất của quyền tác giả cũng như dễ dàng phân biệt quyền tác giả với những nhóm quyền khác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ không những được bảo hộ ở tại nước có công dân sáng tạo ra sản phẩm trí tiệ đó mà còn được bảo hộ ở các nước thành viên của các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ; các thành quả của lao động trí tuệ đều có nâng cao trình độ hiểu biết của mọi người trong đời sống xã hội.
Khoản 6 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tác phẩm điện ảnh như sau: "Tác phẩm điện ảnh là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.
Tác phẩm điện ảnh không bao gồm bản ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; bản ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tình huống hoặc chương trình thực tế."
Tính đặc biệt của tác phẩm điện ảnh được thể hiện ở chỗ nó là tác phẩm nghệ thuật chung, thống nhất, có chứa toàn bộ các yếu tố của các loại tác phẩm được sử dụng để làm phim gồm: tác phẩm ngôn ngữ (kịch bản phim, kịch bản lời thoại...); tác phẩm âm thanh (nhạc phim...); tác phẩm mang tính mĩ thuật (tác phẩm tạo hình, tác phẩm nhiếp ảnh....). Tùy từng trường hơp mà các tác phẩm kể trên có thể được bảo hộ như những tác phẩm độc lập hoặc là một phần của tác phẩm điện ảnh.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”. Do đó, tác phẩm nói chung hay tác phẩm điện ảnh nói riêng muốn được bảo hộ cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
Nội dung là vấn đề quan trọng của một tác phẩm và với chính tác giả sáng tạo ra nó, vì vậy chất lượng nội dung cần được chú ý và đáng quan tâm. Thực tế, nhận thấy những tác phẩm có nội dung phong phú, sáng tạo sẽ được mọi người đón nhận và sẽ có sức mạnh trường tồn theo dòng thời gian. Để có được điều đó, tác giả của nó phải là người có tài năng, kinh nghiệm, có tình yêu trong lĩnh vực lao động sáng tạo. Tuy nhiên, việc thừa nhận tác phẩm hoàn toàn không phụ thuộc vào chất lượng tác phẩm. Tác phẩm đã được tạo ra dù có nội dung với chất lượng như thế nào dều được thừa nhận, miễn là tác phẩm đó mang tính sáng tạo. Quy định của pháp luật về tính sáng tạo của tác phẩm ở các nước đều có sự khác nhau về mức độ nhưng tựu chung lại đều là yêu cầu về tính mới của tác phẩm.
Thực tế, những ý tưởng, hay kết quả lao động sáng tạo của một người nào đó tuy đã có nội dung cụ thể nhưng chưa thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định, khiến người ngoài rất khó nắm bắt được vấn đề đó, vì vậy không thể có cơ sở để thừa nhận, từ đó được bảo hộ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký”. Vì vậy, kết quả lao động sáng tạo về văn học, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học của một ngươi chỉ được thừa nhận khi kết quả đó được thể hiện ra ngoài bằng hình thức nhất định. Khi một người muốn công bố rằng đó là kết quả sáng tạo của mình thì người đó phải chứng minh được kết quả đó đã được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định vào thời điểm trước khi người kia công bố tác phẩm. Tuy nhiên, thực tế, việc chứng minh đó khá khó khăn nếu tác phẩm đó chưa được công bố, bởi bên cạnh việc người khác chỉ có thể nắm bắt được tác phẩm khi nó được thể hiện theo hình thức nhất định thì để mọi người biết được tác phẩm bằng cách trình bày tác phẩm trước công chúng dưới dạng thuyết trình, trừng bày, xuất bản, biểu diễn, phát thanh, truyền hình hoặc các hình thức khác. Các hình thức vật chất mà tác phẩm thể hiện có thể hiểu chung là các vật mang tin như sách, báo, trang viết,…
Lao động vừa là bản năng vừa là hoạt động không thể thiếu của con người trong đời sống xã hội. Mọi người đều có quyền tự do lao động trong mọi lĩnh vực phù hợp với khả năng của mình. Thông qua lao động, mọi người tạo ra của cải vật chất cũng như giá trị tinh thần cho xã hội, phát triển đất nước. Sản phẩm do lao động tạo ra là rất phong phú, trong đó, lao động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học tạo ra các giá trị tinh thần cho xã hội được thể hiện thông qua các loại hình tác phẩm. Vì vậy, kết quả lao động chỉ được coi là tác phẩm nếu lao động đó được thực hiện trong các lĩnh vực nói trên.
Theo quy định của Điều ước quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng, chủ thể sáng tạo ra tác phẩm điện ảnh cũng là đối tượng nhận được sự bảo hộ quyền tác giả. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh cũng được bảo hộ đầy đủ như quyền tác giả đối với tác phẩm văn học và tác phẩm nghệ thuật khác. Mời bạn đọc cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Thứ nhất, tác phẩm điện ảnh cũng mang tính sáng tạo, nó thể hiện qua việc được nhìn thấy từ ngay trong cách sắp xếp, bố trí, trình bày, thể hiện các tình tiết trong từng phân cảnh và trong cách truyền đạt nội dung tác phẩm với các hiệu ứng kĩ thuật, từ đó tạo cảm hứng đến khán giả, giúp học thoả mãn những nhu cầu giải trí. Ngoài ra, còn đem lại cho chủ sở hữu những giá trị kinh tế - thương mại nhất định nên tác phẩm này được đánh giá rất cần thiết để có được sự bảo hộ.
Thứ hai, tác phẩm điện ảnh là sản phẩm trí tuệ mang tính nguyên gốc, mang đặc trưng riêng biệt vốn có của người sáng tạo. Theo quy định pháp luật, tác phẩm bảo hộ phải là tác phẩm gốc, tác phẩm gốc được ghi nhận là tác phẩm được hình thành một cách trực tiếp từ quá trình lao động của tác giả mà không phải là sự sao chép từ các tác phẩm khác đã có. Việc xác định tác phẩm gốc trong từng lĩnh vực dựa trên các căn cứ liên quan đến quá trình lao động sáng tạo của tác giả, kết quả của tác phẩm sẽ có dấu ấn riêng biệt.
Thứ ba, tác phẩm mang đặc tính vô hình, nên việc chiếm hữu tác phẩm cũng không thể là một trong các yếu tố xác nhận quyền sở hữu của người chiếm hữu tác phẩm.
Tuy nhiên, do đây là một loại hình tác phẩm nghệ thuật đặc biệt nên nó cũng có những đặc điểm riêng biệt so với những loại hình tác phẩm khác.
Thứ nhất, việc hình thành nên một tác phẩm điện ảnh là hoạt động sáng tạo tổng hợp nhiều công đoạn, quá trình khác nhau kết hợp các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng khác nhau để tạo nên một tác phẩm. Ngoài ra, tác phẩm điện ảnh còn là sản phẩm của hoạt động tư duy sáng tạo của nhiều chủ thể hợp thành. Khoản 1 Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 quy định các chủ thể được bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh bao gồm như: đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim,… Vì vậy, tác phẩm điện ảnh được tạo ra do một tập thể, nhóm người, nên mỗi cá nhân sáng tạo của loại hình này đều có vị trí, vai trò và sự đóng góp riêng biệt trong quá trình hình thành tác phẩm điện ảnh. Kết quả lao động sáng tạo của tác giả được pháp luật và Nhà nước bảo hộ thông qua hệ thống pháp luật, khi Luật sở hữu trí tụệ đã ghi nhận và bảo hộ quyền tác giả tác phẩm điện ảnh cho tập thể tác giả về quyền nhân thân và quyền tài sản. Pháp luật quy định, trước khi khai thác tác phẩm cần có sự đồng ý, cho phép của tập thể tác giả và trả nhuận bút, thù lao để đảm bảo sự tôn trọng đối với tác giả cũng như ghi nhận thành quả, công sức của họ, tiếp thêm động lực để họ tiếp tục có những kết quả lao động sáng tạo về sau.
Thứ hai, tác phẩm điện ảnh có thể là tác phẩm phái sinh từ một tác phẩm khác, là sáng tạo mới dựa trên tác phẩm gốc đã có theo phương thức chuyển thể, cải biên từ các nguồn tư liệu khác nhau đang được bảo hộ quyền tác giả hoặc đã hết thời hạn bảo hộ. Theo quy định pháp luật hiện hành, quyền làm tác phẩm phái sinh là một độc quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên để tạo ra một tác phẩm điện ảnh là tác phẩm phái sinh mới đòi hỏi người sáng tạo phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về việc xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả.
Tóm lại, trong xã hội ngày càng phát triển, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ, không ngừng của các phương tiện thông tin đại chúng, tạo cho mọi người có thể tiếp cận quyền tác giả một cách nhanh chóng nhất nhưng cũng đồng nghĩa với việc xảy ra hành vi câm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực nêu trên, vì vậy việc nắm rõ quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh là rất quan trọng, tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sáng tạo của các tác giả.
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh như sau:
- Biên kịch, đạo diễn được hưởng quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này. Bao gồm:
+ Đặt tên cho tác phẩm. Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;
+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Quay phim, dựng phim, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, kỹ xảo, diễn viên điện ảnh và những người thực hiện các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh được hưởng quyền quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này. Cụ thể: + Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 của Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác bằng văn bản; có nghĩa vụ trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) theo hợp đồng với những người quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Cụ thể bao gồm các quyền sau:
+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
+ Làm tác phẩm phái sinh;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh có thể thỏa thuận với những người quy định tại điểm a khoản này về việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm;
- Trường hợp kịch bản, tác phẩm âm nhạc trong tác phẩm điện ảnh được sử dụng độc lập thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của kịch bản, tác phẩm âm nhạc được hưởng quyền tác giả một cách độc lập đối với kịch bản, tác phẩm âm nhạc đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác bằng văn bản.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh