2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Vậy những tác phẩm nào thuộc đối tượng bảo hộ của quyền tác giả? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (Luật Sở hữu trí tuệ 2005);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009 (Luật Sở hữu trí tuệ 2009);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 6 năm 2022 (Luật Sở hữu trí tuệ 2022);
- Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26 tháng 4 năm 2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Tại Việt Nam, khái niệm quyền tác giả cũng đã được biết đến trước năm 1945. Dưới chế độ dân chủ, nhân dân thì quyền tác giả được coi trọng và là động lực thúc đẩy việc tạo ra những tác phẩm có giá trị phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng phát triển trên tất cả các lĩnh vực.
Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đã xây dựng và dần hoàn thiện hơn để quy định đầy đủ hơn về lĩnh vực quyền tác giả. Chế định quyền tác gi được giả được ghi nhận trong các văn bản thuộc hệ thống pháp luật như hiến pháp, bộ luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ và các văn bản dưới luật có liên quan khác.
Tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 nêu ra định nghĩa về quyền tác giả như sau: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
Căn cứ vào những quy định của pháp luật về quyền tác giả thì quyền tác giả được hiểu theo hai phương diện:
- Về phương diện khách quan: Quyền tác giả là tổng hượp các quy phạm pháp luật về quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả, xác định các nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sáng tạo và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi có hành vi xâm phạm.
- Về phương diện chủ quan: Quyền tác giả là quyền dân sự cụ thể tức bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ thể với tư cách là tác giả hoặc chủ sỏ hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học và quyền khởi kiện hay không khởi kiện khi quyền của mình bị xâm phạm.
Quyền tác giả còn được hiểu là quan hệ pháp luật dân sự. Đó là quan hệ xã hội giữa tác giả, giữa chủ sở hữu quyền tác giả đối với các chủ thể khác trong xã hội thông qua tác phẩm, dưới sự tác động của quy phạm pháp luật, quan hệ giữa các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với các chủ thể khác được xác định. Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được sáng tạo và được thể hiện dưới hình thức khách quan và được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, theo đó quan hệ về quyền tác giả được xác lập. Quan hệ pháp luật quyền về tác giả là quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối với các chủ thể của quyền được xác định và các chủ thể khác còn lại trong xã hội có nghĩa vụ tôn trọng quyền đó của các chủ thể mang quyền được xác định bao gồm 3 yếu tố:
Quyền sỡ hữu trí tuệ là quyền của chủ thể đối với các sản phẩm sáng tạo trí tuệ của mình, bao gồm nhưng không giới hạn trong lĩnh vực sử dụng hay chuyển giao các sản phẩm đó, là quyền của tác giả đối với sản phẩm, là quyền liên quan hoặc sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Cũng như các quan hệ pháp luật dân sự khác, lĩnh vực này cũng hay diễn ra những tranh chấp, vì vậy, việc phát sinh nhu cầu bảo hộ quyền hợp pháp của các chủ thể là điều tất yếu . Việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ được thực hiện tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm.
Tóm lại, mặc dù hệ thống pháp luật giữa các quốc gia là khác nhau dẫn đến việc mỗi nơi lại có những định nghĩa riêng khác nhau về quyền tác giả, tuy nhiên, tựu chung lại quyền tác giả được biết đến như một loại quyền chính đáng hợp pháp của những người sáng tạo, những người tham gia vào hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học.
Khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đưa ra khái niệm tác phẩm như sau: "Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào." Theo quy định này, Luật Sở hữu trí tuệ đưa ra hai dấu hiệu của tác phẩm là: (i) sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học; (ii) được thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
Lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật vô cùng phong phú và đa dạng, không bị giới hạn về nội dung hay hình thức thể hiện ý tưởng sáng tạo của tác giả. Nếu như pháp luật Sở hữu công nghiệp có thể đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể để đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ như tính mới, tính sáng tạo hay khả năng phân biệt.... thì pháp luật về quyền tác giả không thể đặt ra những tiêu chỉ về nội dung hay hình thức thể hiện để xem xét về việc bảo hộ một tác phẩm.
Pháp luật về quyền tác giả vẫn đặt ra những điều kiện để tác phẩm được bảo hộ, cụ thể tác phẩm phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
(i) Là thành quả của hoạt động sáng tạo tinh thần. Yêu cầu này đòi hỏi tác phẩm phải là kết quả của quá trính suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, phản ánh tư tưởng, tình cảm của người sáng tác. Hay nói cách khác, tác phẩm phải là kết quả sáng tạo có chứa đựng nội dung tinh thần nhất định, thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật hay khoa học.
(ii) Được thể hiện dưới hình thức nhất định. Các sáng tạo nếu mới chỉ là ý tưởng nằm trong đầu tác giả, chưa được thể hiện ra ngoài thế giới vật chất bằng hình thức nhất định thì không thể được coi là một tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Các tác phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuậ, khoa học chỉ có ý nghĩa nếu như chúng cung có thể tiếp cận được bởi vậy tác phẩm chỉ được bảo hộ khi nó được thể hiện thông qua hình thức nhất định để người khác có thể nhận biết, xác định được.
(iii) Có tính sáng tạo (tính nguyên gốc). Khoản 3 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 quy định: "Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác." Như vậy, theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, tính sáng tạo (hay tính nguyên gốc) chỉ đòi hỏi tác phẩm do chính tác giả sáng tạo ra, mang đặc trưng riêng có thể phân biệt được với những tác phẩm của người khác.
Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào. Và điều đáng quan tâm ở đây là các loại hình tác phẩm nào được bảo hộ quyền tác giả, mời bạn đọc cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, ; cùng với quy định tại Công ước Berne về tác phẩm và thông qua một số quy định trong Nghị định 17/2023/NĐ-CP . Theo quy định tại các văn bản pháp luật đó thì các loại hình tác phẩm được bảo hộ bao gồm:
Tóm lại, việc nắm rõ quy định của pháp luật về các loại hình tác phẩm là rất quan trọng, tránh những tranh chấp, vi phạm quyền tác giả khi sử dụng các tác phẩm.
- Dựa vào lĩnh vực sáng tạo:
+ Tác phẩm văn học là kết quả của lao động sáng tạo trong lĩnh vực văn học được thể hiện theo phương thức hay hình thức bất kỳ với một thể loại nhất định, Phương thức thể hiện của loại hình tác phẩm này có thể thông qua sách, thông qua phát thanh, thông qua báo chí....
+ Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật được thể hiện thông qua một vật thể và với một phương thức nhất định. Tác phẩm nghệ thuật được tạo ra theo nhiều chuyên ngành khác nhau như hội họa, tạo hình, điêu khắc, điện ảnh.....
+ Tác phẩm khoa học là kết quả của hoạt động sáng tạo trong nghiên cứu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, chính trị. bao gồm các bài viết, công trình nghiên cứu, sách giáo khoa, giáo trình....
- Dựa vào nguồn gốc hình thành tác phẩm:
+ Tác phẩm gốc là tác phẩm được tạo ra lần đầu tiên với nội dung và hình thức thể hiện không trùng lặp với các tác phẩm khác. Tác phẩm gốc là nguyên liệu đầu vào, cơ sở hình thành nên tác phẩm phái sinh.
+ Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở tác phẩm gốc, bằng việc thay đổi nội dung, hình thức thể hiện hoặc cả hai. Tác phẩm phái sinh mặc dù được tạo trên cơ sở tác phẩm đã có những vẫn có yếu tố sáng tọa đủ để được bảo hộ như môt tác phẩm độc lập. Hơn thế nữa, tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm gốc.
- Dựa vào phương thức truyền tải đến công chunhs:
+ Tác phẩm nghe là các tác phẩm mà công chúng nhận biết và cảm thụ về nó thông qua thính giác. Tác phẩm nghe bao gồm các tác phẩm âm nhạc kể cả nhạc có lời và nhạc không lời.
+ Tác phẩm nhìn là các tác phẩm mà công chúng có thể nhận biết, cảm thụ nó thông qua thị giác. Các tác phẩm nhìn bao gồm các tác phẩm về hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh....
+ Tác phẩm nghe nhìn là các tác phẩm mà công chúng muốn nhận biết và cảm thụ trọn vẹn phải có sự kết hợp cả thính giác và thị giác. Tác phẩm nghe nhìn có thể kể đến như tác phẩm điện ảnh, sân khấu...
+ Tác phẩm đọc là các tác phẩm có thể nhận biết và cảm thụ thông qua ngôn ngữ viết.
Chủ thể quyền tác giả là cá nhân, tổ chức có quyền đối với tác phẩm do họ sáng tạo ra hoặc là chủ sở hữu. Do tính chất giới hạn về không gian bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ, Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ theo Luật này bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam: Các tổ chức, cá nhân Việt Nam có tác phẩm dù được công bố tại bất kỳ đâu đều được bảo hộ;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Có thể thấy Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ là việc nội luật hoa Điều 3 Công ước Berne về tiêu chuẩn bảo hộ liên quan đến quốc tịch, nơi cư trú của tác giả hay nơi tác phẩm công bố. Việc xác định tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam dựa trên các tiêu chí: (i) quốc tịch; (ii) nơi tác phẩm được công bố lần đầu; (iii) Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. Theo quy định này, không chỉ các tác phẩm của cá nhân, tổ chức Việt Nam mà cả các tác phẩm của các cá nhân, tổ chức nước ngoài cũng mặc nhiên được bảo hộ tại Việt Nam theo những căn cứ được quy định tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ mà không cần đăng ký quyền tác giả.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh