2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Do tính chất vô hình của các đối tượng trong sở hữu trí tuệ mà việc đặt ra các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả là rất quan trọng, nhằm làm cơ sở cho các chủ thể áp dụng khi xảy ra những tranh chấp thiệt hại trên thực tế. Vậy các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả bao gồm những nguyên tắc nào, nội dung của nó là gì, mời bạn đọc cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây hoặc GỌI NGAY cho Luật sư để được cung cấp dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ NHANH CHÓNG - CHÍNH XÁC nhất.
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ 2005);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009 (Luật sở hữu trí tuệ 2009);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 06 năm 2022 (Luật sở hữu trí tuệ 2022).
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Luật sở hữu trí năm 2009 quy định:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”
Theo đó, quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa không bị vi phạm bản quyền, như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm. Hiểu một cách đơn giản, quyền tác giả cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền khai thác tác phẩm; chống lại việc sao chép, trình diễn bất hợp pháp.
- Thứ nhất, đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo và là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Tác phẩm là thành quả lao động của tác giả được thể hiện dưới hình thức nhất định. Mọi cá nhân đều có quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học và khi cá nhân tạo ra tác phẩm trí tuệ, không phụ thuộc vào giá trị nội dung và nghệ thuật đều có quyền tác giả đối với tác phẩm.
- Thứ hai, quyền tác giả thiên về bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm. Pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức chứa đựng tác phẩm khi nó được tạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định mà không bảo hộ nội dung sáng tạo tác phẩm.
- Thứ ba, hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động. Quyền tác giả được xác lập dựa vào chính hành vi tạo ra tác phẩm của tác giả, không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục nào. Nhưng đối với quyền sở hữu công nghiệp, được xác lập dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc xét và cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu các đối tượng đó (trừ các đối tượng sở hữu công nghiệp được xác lập một cách tự động).
- Thứ tư, quyền tác giả sẽ không được bảo hộ một cách tuyệt đối.
Khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định:
"Điều 6 Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Như vậy quyền tác giả được xác lập tự động, không phụ thuộc vào bất kỳ thể thức, thủ tục nào. Cụ thể hơn đó là khi một tác phẩm đã được định hình dưới hình thức nhất định để người khác có thể nhận biết được thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đương nhiên sẽ có các quyền tác giả đối với tác phẩm đó và các quyền này được pháp luật ghi nhận, bảo hộ mà không cần phải thông qua việc đăng ký quyền tác giả.
Lưu ý rằng, mặc dù pháp luật quyền tác giả có quy định về việc đăng ký quyền tác giả nhưng việc đăng ký không phải là căn cứ để xác lập quyền tác giả mà chỉ là một thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả theo yêu cầu của chủ thể quyền tác giả. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chỉ có giá trị chứng cứ khi cần chứng minh quyền tác giả. Điều này hoàn toàn khác với “văn bằng bảo hộ” đối tượng SHCN có giá trị ghi nhận phạm vi, thời hạn bảo hộ quyền SHCN. Pháp luật quyền tác giả trên thế giới đều quy định về việc bảo hộ tự động đối với quyền tác giả nhưng việc bảo hộ chỉ phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm đã được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định mà người khác có thể nhận biết và tiếp cận được tác phẩm. Việc bảo hộ không được đặt ra khi tác phẩm mới chỉ năm trong ý tưởng của nhà sáng tạo.
Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 quy định:
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Theo đó, đối tượng của quyền tác giả là bao gồm tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
Thứ nhất, Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm mỹ thuật 32, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Thứ hai, Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Bên cạnh đó, các tác phẩm được bảo hộ chi khi đáp ứng điều kiện do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Mặc dù pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về các nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả, tuy nhiên có thể thấy trên thực tế việc bảo hộ quyền tắc giả tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây.
Công dân có quyền sáng tạo trên cơ sở được sự bảo hộ của Nhà nước, các quy định này nhằm đảm bảo quyền tự do sáng tạo của cá nhân trên cơ sở loại trừ các tác phẩm có nội dung phản động, đồi truỵ, mê tín, hủ tục. Nhà nước đã tạo thế chủ động và ghi nhận quyền tự do sáng tạo của cá nhân trong đạo luật cơ bản là Hiến pháp – đạo luật được coi là cơ sở pháp lý của cả hệ thống pháp luật. Dân sự và Sở hữu trí tuệ cũng đều dựa vào quy định của Hiếp pháp và cụ thể hoá những quy định của Hiến pháp đồng thời tuân thủ những nguyên tắc chung của luật dân sự, đặc biệt là nguyên tắc “tự do, tự nguyên cam kết thoả thuận”. Với các quy định trên đây thì quyền tự do sáng tạo của cá nhân luôn được tôn trọng và bảo đảm thực hiện, khuyến khích tự do sáng tạo, cấm cản trở, hạn chế quyền tự do sáng tạo của cá nhân. Pháp luật bảo đảm cho người sáng tạo có quyền tự do trong việc chọn đề tài, hình thức thể hiện, đặt tên tác phẩm, đứng tên tác giả,….
Đây là nguyên tắc tư tưởng chỉ đảo và định hướng cho tất cả các ngành luật khi ghi nhận và bảo đảm quyền lợi chính đáng của cá nhân. Pháp luật quy định về quyền tác giả nói chung và quyền của người sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học nói riêng , không phân biệt độ tuổi, giới tính, trình độ văn hoá,… Mọi cá nhân đều có quyền hoạt động sáng tạo để tạo nên tác phẩm nghệ thuật, văn học, khoa học của mình.
Bằng tài năng, trí tuệ của mình, các tác giả của những sản phẩm đó đều có quyền về tinh thần và vật chất như nhau. Các tác giả hoàn toàn có quyền định đoạt các quyền của mình có được từ tác phẩm. Pháp luật về quyền tác giả luôn bảo đảm cho các chủ thể sử dụng, khai thác tác phẩm một cách hiệu quả nhất. Khi có hành vi xâm phạm đến quyền tác giả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng những biện pháp cưỡng chế để khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ có đặc tính vô hình nên quyền chiếm hữu đối tượng này không có ý nghĩa đối với hầu hết các sản phẩm trí tuệ. Điều này khiến cho các tác phẩm sáng tạo trí tuệ sau khi được bộc lộ có thể lan truyển nhanh chóng trên các phương tiện thông tin đại chúng, khiến cho tác giả chủ sở hữu rất khó kiểm soát. Nguy cơ bị xâm phạm là rất lớn kéo theo việc xác định thiệt hại cũng rất khó khăn, phức tạo bởi tốc độ lan truyền của chúng. Tình trạng đó khiến ảnh hưởng đến quyền lợi của người sáng tạo, kìm hãm sự phát triển của toàn xã hội.
Nguyên tắc bảo đảm không trùng lặp tác phẩm được thể hiện ở những nội dung sau:
Tóm lại, đây là những nguyên tắc bắt buộc cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả phải tuân theo nhằm thể hiện vai trò của việc bảo hộ quyền tác giả cũng như khuyến khích sáng tạo, đảm bảo một cách có hiệu quả nhất quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả cũng như chủ sở hữu quyền tác giả.
Quyền tác giả và nội dung Quyền tác giả là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Nếu Quyền tác giả là khái niệm rộng xác định tất cả các vấn đề liên quan đến tác phẩm thì nội dung quyền của tác giả là khái niệm hẹp chỉ nhằm xác định các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu Quyền tác giả đối với tác phẩm do họ sáng tạo ra hoặc sở hữu. Nội dung Quyền tác giả là tổng hợp các lợi ích tinh thần và lợi ích vật chất mà một chủ thể được hưởng do việc sáng tạo ra tác phẩm hoặc là chủ sở hữu đối với tác phẩm đó.
Theo quy định tại Điều 18 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.” Như vậy, pháp luật quy định, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Quyền nhân thân là các quyền mang yếu tố tinh thần của chủ thể đối với tác phẩm. Căn cứ Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 của Luật sở hữu trí tuệ 2022 quy định quyền nhân thân bao gồm:
“ 1. Đặt tên cho tác phẩm.
Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”
Điểm mới được quy định bổ sung thêm tại Luật sở hữu trí tuệ 2022 “Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;” Như vậy, ngoài các quyền tài sản, bên nhận chuyển giao còn có thể sử dụng quyền đặt tên tác phẩm theo thỏa thuận với tác giả. Quy định mới đảm bảo các quyền nhân thân vốn có của tác giả, tạo điều kiện hơn cho chủ sở hữu khi cần đổi tên tác phẩm.
Nếu các quyền nhân thân đem lại lợi ích về tinh thần cho tác giả thì các quyền tài sản sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho tác giả. Tác phẩm là thành quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ và có cả sự đầu tư chi phí vật chất nhất định. Chi phí vật chất để tạo ra tác phẩm có thể do chính tác giả bỏ ra những cũng có thể là sự đầu tư của người khác. Vì vậy, chủ thể sáng tọa, đầu tư cho tác phẩm là người được hưởng các quyền tài sản để khai thác, thu nhận các lợi ích vật chất từ tác phẩm nhằm bù đắp các kinh phí vật chất đã bỏ ra, tái tại sức lao động để tiếp tục sáng tạo. Căn cứ Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 của Luật sở hữu trí tuệ 2022 quy định quyền tài sản bao gồm:
“ 1. Quyền tài sản bao gồm:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;
c) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
đ) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.”
Nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm về các vấn đề liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ một cách CHÍNH XÁC - NHANH CHÓNG
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, trực tiếp tiến hành tư vấn và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của bạn một cách hiệu quả nhất.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh