2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thực tế có rất nhiều trường hợp sử dụng, sao chép các tác phẩm đã công bố mà không biết có phải xin phép hay trả thù lao cho tác giả hay không. Dẫn đến một số tranh chấp không đáng có. Vậy pháp luật quy định những trường hợp nào sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho tác giả? Để làm rõ vấn đề trên Luật Hoàng Anh xin được tư vấn cụ thể như sau:
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (Luật Sở hữu trí tuệ 2005);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/6/2009 (Luật Sở hữu trí tuệ 2009);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16/6/2022 (Luật Sở hữu trí tuệ 2022)
- Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả.
Khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào”.
Trong điều khoản giải thích này, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đưa ra hai dấu hiệu của tác phẩm là: sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và được thể hiện bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào.
Theo đó, tác phẩm đã công bố là những sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào đã được phát hành với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến rộng rãi đến công chúng hoặc là đăng kí tác phẩm đó tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều kiện bảo hộ tác phẩm được quy định trong khoản 3 Điều 14 luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ 2009 theo đó tác phẩm được bảo hộ “phải do tác giả trực tiếp sáng tạo ra bằng lao động tri tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác".
Dưới góc độ pháp lí cũng như thực tiễn, vẫn cần phải có ranh giới để phân biệt những sáng tạo được bảo hộ và không được bảo hộ quyền tác giả. Do đó, pháp luật vẫn đặt ra những điều kiện để tác phẩm được bảo hộ, cụ thể tác phẩm phải thoả mãn những yêu cầu sau:
- Là thành quả của hoạt động sáng tạo tinh thần: Yêu cầu này đòi hỏi tác phẩm phải là kết quả của quá trình suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, phản ánh tư tưởng, tình cảm của người sáng tác. Nói cách khác, tác phẩm phải là kết quả sáng tạo có chứa đựng nội dung tinh thần nhất định, thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật hay khoa học. Do đó, những sản phẩm về bản chất do máy móc hay động vật tạo ra, không thể hiện tư tưởng, tình cảm của một con người cụ thể, do đó không được coi là thành quả sáng tạo tinh thần và bị loại trừ ra khỏi những đối tượng được bảo hộ.
- Được thể hiện dưới một hình thức nhất định: Các sáng tạo nếu mới chỉ là ý tưởng nằm trong đầu tác giả, chưa được thể hiện ra bên ngoài thế giới vật chất bằng hình thức nhất định thì không thể được coi là một tác phẩm được bảo hộ. Về phía tác giá, nếu tác phẩm chỉ tồn tại trong tâm trí tác giả mà người khác không thể nhận biết được thì không đặt ra vấn đề phải bảo hộ. Mặt khác, các sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học chỉ có ý nghĩa khi công chúng có thể tiếp cận được nó. Vì vậy, tác phẩm chỉ được bảo hộ khi nó được thể hiện thông qua hình thức nhất định để người khác có thể nhận biết, xác định được tác phẩm.
- Có tính sáng tạo nguyên gốc: Pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới chỉ bảo hộ những tác phẩm đáp ứng điều kiện là sáng tạo tinh thần mang tính nguyên gốc. “Tính nguyên gốc" (originality) được hiểu như thế nào cũng là vấn đề gây tranh cãi và có nhiều quan điểm khác nhau. Khoản 3 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ quy định tác phẩm được bảo hộ “phải do tác gia trực tiếp sáng tạo ra bằng lao động trí tức của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác”. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, tỉnh sáng tạo (hay tính nguyên gốc) chỉ đòi hỏi tác phẩm do chính tác giả tạo ra, mang đặc trưng riêng có thể phân biệt được với những tác phẩm của người khác.
Khoản 10a Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung tại điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định: "Tiền bản quyền là khoản tiền trả cho việc sáng tạo hoặc chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, bao gồm cả tiền nhuận bút, tiền thù lao." Đây là một thuật ngữ mới được bổ sung tại Luật Sở hữu trí tuệ 2022. Khái niệm tiền bản quyền đã bao quát cả nhuận bút và thù lao bởi theo quy định thì tiền bản ngoài nhuận bút, thù lao còn bao gồm khoản tiền trả cho việc sáng tạo hoặc chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
Theo Khoản 1 Điều 32 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 Luật Sơ hữu trí tuệ 2022 quy định các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền bao gồm:
Thứ nhất, Ghi âm, ghi hình trực tiếp một phần cuộc biểu diễn để giảng dạy không nhằm mục đích thương mại hoặc để đưa tin thời sự;
Thứ hai, Tự sao chép hoặc hỗ trợ người khuyết tật sao chép một phần cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;
Thứ ba, Sao chép hợp lý một phần cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng để giảng dạy trực tiếp của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng này đã được công bố để giảng dạy. Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 17/2023/NĐ-CP thì để được coi là sao chép hợp lý trong trường hợp này cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Việc sao chép phải bảo đảm chỉ sử dụng trong phạm vi buổi học của cơ sở giáo dục và chỉ người học, người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận đối với phần cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sao chép.
Trường hợp sử dụng trong đề thi, đáp án kiểm tra kiến thức, kỹ năng trong hệ thống giáo dục quốc dân thì có thể sử dụng theo mức độ cần thiết.
+ Việc sao chép không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền liên quan.
+ Quy định này không áp dụng trong trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy.
Thứ tư, trích dẫn hợp lý nhằm mục đích đưa tin thời sự. Việc sử dụng các trích đoạn trong trừng hợp này chỉ nhằm mục đích thuần túy đưa tin. Khoản 2 Điều 32 Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc trích dẫn hợp lý quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề trong việc cung cấp thông tin;
+ Phần trích dẫn từ cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sử dụng để trích dẫn.
Thứ năm, Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng. Điều 33 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định: "Bản sao tạm thời quy định tại quy định này là bản định hình có thời hạn, do tổ chức phát sóng thực hiện bằng các phương tiện, thiết bị của mình, nhằm phục vụ cho buổi phát sóng ngay sau đó của chính tổ chức phát sóng. Trong trường hợp đặc biệt thì bản sao đó được lưu trữ tại trung tâm lưu trữ chính thức."
Có thể thấy, về nguyên tắc, việc sử dụng quyền liên quan phải được sự cho phép của chủ thể quyền. Tuy nhiên, trong những trường hợp nêu trên thì việc sử dụng không cần phải có sự cho phép và không phải trả tiền bản quyền. Các trường hợp này được miễn xin phép bởi sử dụng cho các mục đích được cho là chính đắng ví dụ như phục vụ cho giảng dạy, đưa tin... Tuy nhiên việc sử dụng quyền liên quan trong những trường hợp này vẫn phải bảo đảm không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường buổi biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của người biếu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
Quy định về giới hạn quyền tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ đã tạo cơ chế pháp lý để giải quyết mối quan hệ giữa chủ thể của quyền tác giả trong việc sử dụng tác phẩm. Tuy nhiên, việc áp dụng những quy định này trên thực tế còn tồn tại một số bất cập. Ví dụ đối với quyền sao chép, trong nội dung quyền tác giả, quyền sao chép bao gồm cả việc ngăn cản người khác sao chép tác phẩm là quyền năng quan trọng nhất vì nó là cơ sở pháp lý đối với các hình thức khai thác tác phẩm được bảo hộ. Theo Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành thì sao chép tác phẩm thuộc độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả. Mặt khác, theo điểm a khoản 1 ; khoản 3 Điều 25 Luật này, việc sao chép không quá một bản và không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình và chương trình máy tính. Như vậy, trường hợp sao chép với số lượng lớn hơn một tác phẩm để phục vụ mục đích sử dụng cá nhân, phi thương mại vẫn phải xin phép, trả tiền cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Tuy nhiên, đó là điều khó thực hiện trên thực tế vì việc sao chép hiện nay khó kiểm soát và quản lý. Vì vậy, chúng ta nên cân nhắc sửa đổi Luật theo hướng mở rộng hơn ngoại lệ cho việc sao chép với mục đích sử dụng cá nhân, phi thương mại, nên bỏ quy định giới hạn về số bản sao chép như hiện nay.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh