2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thực tế có rất nhiều trường hợp sử dụng, sao chép các tác phẩm đã công bố mà không biết có phải xin phép hay trả thù lao cho tác giả hay không. Dẫn đến một số tranh chấp không đáng có. Vậy pháp luật quy định những tripwngf hợp nào sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả thù lao, nhuận bút cho tác giả? Để làm rõ vấn đề trên Luật Hoàng Anh xin được tư vấn cụ thể như sau:
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (Luật Sở hữu trí tuệ 2005);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/6/2009 (Luật Sở hữu trí tuệ 2009);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16/6/2022 (Luật Sở hữu trí tuệ 2022)
- Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả.
Khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào”.
Trong điều khoản giải thích này, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đưa ra hai dấu hiệu của tác phẩm là: sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học và được thể hiện bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào.
Theo đó, tác phẩm đã công bố là những sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện bằng bất kì phương tiện hay hình thức nào đã được phát hành với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến rộng rãi đến công chúng hoặc là đăng kí tác phẩm đó tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều kiện bảo hộ tác phẩm được quy định trong khoản 3 Điều 14 luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ 2009 theo đó tác phẩm được bảo hộ “phải do tác giả trực tiếp sáng tạo ra bằng lao động tri tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác".
Dưới góc độ pháp lí cũng như thực tiễn, vẫn cần phải có ranh giới để phân biệt những sáng tạo được bảo hộ và không được bảo hộ quyền tác giả. Do đó, pháp luật vẫn đặt ra những điều kiện để tác phẩm được bảo hộ, cụ thể tác phẩm phải thoả mãn những yêu cầu sau:
- Là thành quả của hoạt động sáng tạo tinh thần: Yêu cầu này đòi hỏi tác phẩm phải là kết quả của quá trình suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, phản ánh tư tưởng, tình cảm của người sáng tác. Nói cách khác, tác phẩm phải là kết quả sáng tạo có chứa đựng nội dung tinh thần nhất định, thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật hay khoa học. Do đó, những sản phẩm về bản chất do máy móc hay động vật tạo ra, không thể hiện tư tưởng, tình cảm của một con người cụ thể, do đó không được coi là thành quả sáng tạo tinh thần và bị loại trừ ra khỏi những đối tượng được bảo hộ.
- Được thể hiện dưới một hình thức nhất định: Các sáng tạo nếu mới chỉ là ý tưởng nằm trong đầu tác giả, chưa được thể hiện ra bên ngoài thế giới vật chất bằng hình thức nhất định thì không thể được coi là một tác phẩm được bảo hộ. Về phía tác giá, nếu tác phẩm chỉ tồn tại trong tâm trí tác giả mà người khác không thể nhận biết được thì không đặt ra vấn đề phải bảo hộ. Mặt khác, các sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học chỉ có ý nghĩa khi công chúng có thể tiếp cận được nó. Vì vậy, tác phẩm chỉ được bảo hộ khi nó được thể hiện thông qua hình thức nhất định để người khác có thể nhận biết, xác định được tác phẩm.
- Có tính sáng tạo nguyên gốc: Pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới chỉ bảo hộ những tác phẩm đáp ứng điều kiện là sáng tạo tinh thần mang tính nguyên gốc. “Tính nguyên gốc" (originality) được hiểu như thế nào cũng là vấn đề gây tranh cãi và có nhiều quan điểm khác nhau. Khoản 3 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ quy định tác phẩm được bảo hộ “phải do tác gia trực tiếp sáng tạo ra bằng lao động trí tức của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác”. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, tỉnh sáng tạo (hay tính nguyên gốc) chỉ đòi hỏi tác phẩm do chính tác giả tạo ra, mang đặc trưng riêng có thể phân biệt được với những tác phẩm của người khác.
Thứ nhất, các quyền được bảo hộ vô thời hạn.
Khoản 1 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật sở hữu trí tuệ 2009 quy định: “Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.”
Pháp luật ghi nhận các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn là các quyền nhân thân gắn liền với tác giả không thể chuyển dịch, bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Đối với quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, mặc dù vẫn nằm trong nhóm các quyền nhân thân nhưng đây là quyền nhân thân có thể chuyển giao và luôn gắn liền với thực hiện các quyền tài sản, do đó, thời hạn bảo hộ các quyền này được xác định giống như các quyền tài sản.
Thứ hai, các quyền được bảo hộ có thời hạn.
Các quyền đối với tác phẩm được pháp luật bảo hộ có thời hạn bao gồm quyền nhân thân là công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản. Theo đó, điểm a khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật Luật sở hữu trí tuệ 2009 quy định thời hạn cụ thể như sau:
“a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”
Những tác phẩm khi hết thời hạn bảo hộ theo quy định này sẽ trở thành tác phẩm thuộc về công chúng. Khi đó cá nhân tổ chức sử dụng những tác phẩm này sẽ không phải xin phép trả tiền tuy nhiên phải đảm bảo không xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả.
Tại Điều 11 bis Công ước Berne cho phép pháp luật quốc gia thành viên có quyền quy định việc sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng thì không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền. Tuỳ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở mỗi nước mà quốc gia thành viên có quy định khác nhau về vấn đề này. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm trong trường hợp này phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ tác phẩm, đảm bảo sự toàn vẹn của tác phẩm.
Theo Điều 26, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Luật Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm như sau:
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:
a)Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức tiền bản quyền và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ;
b) Trường hợp tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại thì tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình này trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định chi tiết các hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm này.Việc sử dụng tác phẩm này không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Trước đây, Điều 26 Luật SHTT năm 2005 phân chia thành hai trường hợp: khi tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm để thực hiện chương trình phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kì hình thức nào thì mới phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu; còn nếu chương trình phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền thì không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả. Quy định này bị cho là không tương thích với Điều 11 Công ước Berne bởi theo tinh thần của Điều ước quốc tế này, phát sóng tác phẩm là hình thức truyền đạt tác phẩm đến công chúng thuộc độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả. Để thực hiện cam kết tham gia WTO của Việt Nam Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm 2009 đã sửa đổi Điều 26 theo hướng: tổ chức phát sóng khi sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng, dù chương trình có tài trợ, quảng cáo hay thu tiền hay không đều có nghĩa vụ trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Ví dụ: Công ty B hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm điện ảnh của đạo diễn X (đã được công bố), có thu vé vào cửa nhằm lấy tiền thu được để quyên góp đồng bào lũ lụt miền Trung. ( dù có thu vé hay không thu vé theo quy định trên vẫn phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ hoặc do các bên tự thoả thuận).
Đây là ngoại lệ riêng dành riêng cho những trường hợp mà do đặc thù của lĩnh vực hoạt động, những chủ thể này sử dụng tác phẩm để phục vụ nhu cầu giải trí của công chúng như: các tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm… Để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể này trong quá trình sử dụng tác phẩm, pháp luật quy định họ không phải xin phép tác giả nhưng vẫn phải trả tiền nhuận bút, thù lao khi sử dụng. Việc sử dụng các tác phẩm phải theo quy định của pháp luật, không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật này: “Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ”. Ta thấy, việc sửa đổi, bổ sung so với Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 là tương thích với quy định của các Điều ước quốc tế theo quan điểm tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố dù chương trình đó có tài trợ, quảng cáo hay thu tiền hay không đều có nghĩa vụ phải trả nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Lưu ý, tại khoản 3 Điều 26 Luật này quy định: “Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh”.
Như vậy, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành đã có những quy định tương đối rõ ràng về những hành vi được phép và không được phép khi sử dụng quyền tác giả, cũng như những chế tài xử phạt nếu vi phạm. Những quy định này có thể có lợi cho việc truyền đạt những kiến thức khoa học đến công chúng cũng như những hành vi vì mục đích phi thương mại nói chung mà không lo ngại việc vi phạm quyền tác giả.
(Kèm theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ)
I. Tổ chức phát sóng và chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình không đạt được thỏa thuận về việc trả tiền bản quyền theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này thì áp dụng như sau:
1. Đối với lĩnh vực phát thanh: Số tiền bản quyền chi trả theo năm cho chủ sở hữu quyền tác giả và chủ sở hữu quyền liên quan tính bằng cách nhân tổng thời gian (tính theo phút) phát sóng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình của tổ chức phát sóng trong năm hiện tại với tỷ lệ phần trăm của mức lương cơ sở quy định như sau:
Kênh phát thanh |
Tỷ lệ phần trăm (đối với chủ sở hữu quyền tác giả) |
Tỷ lệ phần trăm (đối với chủ sở hữu quyền liên quan) |
VOV |
0,1 |
0,1 |
Tại đô thị loại đặc biệt |
0,09 |
0,09 |
Tại đô thị loại I |
0,08 |
0,08 |
Tại đô thị loại II |
0,07 |
0,07 |
Tại đô thị loại III |
0,05 |
0,05 |
Tại đô thị loại IV |
0,03 |
0,03 |
Tại đô thị loại V |
0,01 |
0,01 |
Các kênh của Đài Tiếng nói Việt Nam tại khu vực thì áp dụng tỷ lệ theo phân loại đô thị của địa phương đó. |
Trường hợp phát lại chương trình phát thanh thì áp dụng 15% mức tiền bản quyền của lần phát thanh đầu tiên.
2. Đối với lĩnh vực truyền hình: Số tiền bản quyền chi trả theo năm cho chủ sở hữu quyền tác giả và chủ sở hữu quyền liên quan tính bằng cách nhân tổng thời gian (tính theo phút) phát sóng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình của tổ chức phát sóng trong năm hiện tại với tỷ lệ phần trăm của mức lương cơ sở quy định như sau:
Kênh chương trình truyền hình |
Tỷ lệ phần trăm (đối với chủ sở hữu quyền tác giả) |
Tỷ lệ phần trăm (đối với chủ sở hữu quyền liên quan) |
||
Trung ương |
Thiết yếu |
VTV1, VTC1 |
1,2 |
1,2 |
Kênh thiết yếu quốc gia khác |
0,6 |
0,6 |
||
Không thiết yếu |
Các kênh của VTV |
1,56 |
1,56 |
|
Địa phương |
Thiết yếu |
Kênh thiết yếu tại đô thị loại đặc biệt |
1 |
1 |
Kênh thiết yếu tại đô thị loại I |
0,8 |
0,8 |
||
Kênh thiết yếu tại đô thị loại II |
0,7 |
0,7 |
||
Kênh thiết yếu tại đô thị loại III |
0,5 |
0,5 |
||
Kênh thiết yếu tại đô thị loại IV |
0,3 |
0,3 |
||
Không thiết yếu |
Kênh không thiết yếu tại đô thị loại đặc biệt |
1,3 |
1,3 |
|
Kênh không thiết yếu tại đô thị loại I |
1,04 |
1,04 |
||
Kênh không thiết yếu tại đô thị loại II |
0,91 |
0,91 |
||
Kênh không thiết yếu tại đô thị loại III |
0,65 |
0,65 |
||
Kênh không thiết yếu tại đô thị loại IV |
0,39 |
0,39 |
||
Các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam tại khu vực thì áp dụng tỷ lệ theo phân loại đô thị của địa phương đó. |
Trường hợp phát lại chương trình truyền hình sau thời gian phát sóng lần đầu thì áp dụng 20% mức tiền bản quyền của lần phát sóng đầu tiên.
Trường hợp truyền dẫn cùng thời gian, truyền dẫn phát sóng lại hoặc tiếp sóng chương trình truyền hình thông qua tất cả loại hình kênh chương trình truyền hình và các hình thức phát sóng truyền hình tương tự khác, bao gồm cả truyền qua cáp, trên mạng thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng Internet thì áp dụng 15% mức tiền bản quyền của lần phát sóng đầu tiên.
Trường hợp phát, truyền các kênh chương trình mới qua cáp, trên mạng thông tin điện tử, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật tương tự nào khác thì mức tiền bản quyền tính theo mức tiền bản quyền đối với kênh không thiết yếu quy định tại bảng thuộc khoản này; trường hợp tái phát, tái truyền thì áp dụng 15% mức tiền bản quyền của lần phát, truyền đầu tiên.
II. Trường hợp phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định này thì số tiền bản quyền chi trả bằng 30% số tiền bản quyền tính theo quy định tại mục I của Phụ lục này.
III. Trường hợp phát sóng các chương trình đặc biệt dành cho thiếu nhi, đồng bào dân tộc thiểu số hoặc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, chương trình đặc biệt phục vụ kỷ niệm các ngày lễ lớn của Việt Nam thì số tiền bản quyền chi trả bằng 30% số tiền bản quyền tính theo quy định tại mục I của Phụ lục này.
(Kèm theo Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ)
Số tiền bản quyền chi trả (tính theo năm) = Mức lương cơ sở x Hệ số điều chỉnh
Đơn vị tính: Mức lương cơ sở/tháng
TT |
Hoạt động kinh doanh, thương mại |
Hệ số điều chỉnh tính theo sức chứa hoặc diện tích/địa điểm theo năm sử dụng |
||||||||||
1 |
Quán cà phê - giải khát (tính theo tổng diện tích/năm) |
Đến 15 m2 |
Từ trên 15 m2 đến 50 m2 |
Trên 50 m2 |
||||||||
Hệ số điều chỉnh là 0,35/15 m2/năm |
Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,04/m2/năm |
Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,02/m2/năm (Số tiền bản quyền tối đa trong một năm là: 8 x Mức lương cơ sở) |
||||||||||
2 |
Nhà hàng, phòng hội thảo, hội nghị (tính theo tổng diện tích/năm) |
Đến 50 m2 |
Từ trên 50 m2 đến 100 m2 |
Trên 100 m2 |
||||||||
Hệ số điều chỉnh là 2,0/50 m2/năm |
Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,05/m2/năm |
Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,03/m2/năm (Số tiền bản quyền tối đa trong một năm là: 8 x Mức lương cơ sở) |
||||||||||
3 |
Cửa hàng, showroom (tính theo tổng diện tích/năm) |
Đến 50 m2 |
Từ trên 50 m2 đến 100 m2 |
Trên 100 m2 |
||||||||
Hệ số điều chỉnh là 0,35/50 m2/năm |
Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,008/m2/năm |
Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,006/m2/năm (Số tiền bản quyền tối đa trong một năm là: 5 x Mức lương cơ sở) |
||||||||||
4 |
Câu lạc bộ thể dục, chăm sóc sức khỏe - thẩm mỹ (tính theo tổng diện tích/năm) |
Đến 50 m2 |
Từ trên 50 m2 đến 100 m2 |
Trên 100 m2 |
||||||||
Hệ số điều chỉnh là 0,5/50 m2/năm |
Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,011/m2/năm |
Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,009/m2/năm (Số tiền bản quyền tối đa trong một năm là: 10 x Mức lương cơ sở) |
||||||||||
5 |
Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke phòng, karaoke box (tính theo số phòng hoặc box/năm, tùy thuộc vào diện tích phòng) |
Số phòng |
Đến 20 m2 |
Trên 20 m2 đến 30 m2 |
Trên 30 m2 |
|||||||
Từ 1 đến 4 phòng |
Hệ số điều chỉnh là 1,5/phòng/năm |
Hệ số điều chỉnh là 1,6/phòng/năm |
Hệ số điều chỉnh là 1,7/phòng/năm |
|||||||||
Từ phòng thứ 5 đến phòng thứ 10 |
Hệ số điều chỉnh là 1,2/phòng/năm |
Hệ số điều chỉnh là 1,28/phòng/năm |
Hệ số điều chỉnh là 1,36/phòng/năm |
|||||||||
Từ phòng thứ 11 trở đi |
Hệ số điều chỉnh là 1,05/phòng/năm |
Hệ số điều chỉnh là 1,12/phòng/năm |
Hệ số điều chỉnh là 1,19/phòng/năm |
|||||||||
Karaoke box: hệ số điều chỉnh là 0,85/box/năm (không tùy thuộc vào diện tích) |
||||||||||||
6 |
Quán bar, bistro, club, vũ trường (tính theo tổng diện tích/năm) |
Đến 50 m2 |
Từ trên 50 m2 đến 200 m2 |
Trên 200 m2 |
||||||||
Hệ số điều chỉnh là 2,35 - 4,0/50 m2/năm |
Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,06/m2/năm |
Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,05/m2/năm (Số tiền bản quyền tối đa trong một năm là: 27 x Mức lương cơ sở) |
||||||||||
7 |
Khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch (tính theo loại khách sạn/năm) |
4 - 5 sao (hoặc tương đương) |
1 - 3 sao (hoặc tương đương) |
Các dịch vụ khác (nhà hàng, bar, karaoke, hồ bơi, phòng tập thể dục, massage, spa, lobby, bãi xe, khu mua sắm, vui chơi...) thuộc khuôn viên thì áp dụng tương ứng các mục 1, 2, 3, 4, 5 và 6 của Phụ lục này |
||||||||
0,03/phòng/năm |
0,02/phòng/năm |
|||||||||||
8 |
Khu vui chơi, giải trí (tính theo tổng diện tích/năm) |
Đến 200 m2 |
Từ trên 200 m2 đến 500 m2 |
Trên 500 m2 |
Các dịch vụ thuộc khuôn viên thì áp dụng tương ứng các mục 1, 2, 3, 4, 5 và 6 của Phụ lục này |
|||||||
Hệ số điều chỉnh là 0,7/200 m2/năm |
Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,003/m2/năm |
Cứ mỗi m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,001/m2/năm (Số tiền bản quyền tối đa trong một năm là: 12 x Mức lương cơ sở) |
||||||||||
9 |
Trung tâm thương mại, Cao ốc văn phòng (tính theo tổng diện tích/năm) |
Đến 200 m2 |
Từ trên 200 m2 đến 500 m2 |
Trên 500 m2 |
Các dịch vụ thuộc khuôn viên thì áp dụng tương ứng các mục 1, 2, 3, 4, 5 và 6 của Phụ lục này |
|||||||
Hệ số điều chỉnh là 1,5 cho 200 m2 |
Cứ mỗi 100 m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,3/100m2/năm |
Cứ mỗi 100 m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,2/100 m2/năm (Số tiền bản quyền tối đa trong một năm là: 50 x Mức lương cơ sở) |
||||||||||
10 |
Siêu thị (tính theo tổng diện tích/năm) |
Đến 500 m2 |
Từ trên 500 m2 đến 1000 m2 |
Trên 1000 m2 |
||||||||
Hệ số điều chỉnh là 1,25 cho 500 m2 |
Cứ mỗi 100 m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,3/100 m2/năm |
Cứ mỗi 100 m2 tăng thêm thì hệ số điều chỉnh là 0,2/100 m2/năm (Số tiền bản quyền tối đa trong một năm là: 10 x Mức lương cơ sở) |
||||||||||
11 |
Hoạt động hàng không, giao thông công cộng (tính theo lượt khách trung bình/năm) |
|||||||||||
Hàng không - Chuyến bay quốc tế |
0,0031 - 0,004/100 lượt khách/năm |
|||||||||||
Hàng không - Chuyến bay nội địa |
0,0019 - 0,0025/100 lượt khách/năm |
|||||||||||
Đường sắt hoặc phương tiện vận tải khác như: ôtô, tàu thủy, tàu cánh ngầm, tàu điện... |
0,0016 - 0,0021/100 lượt khách/năm |
|||||||||||
Ghi chú:
- Đối với các hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại các mục số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Phụ lục này áp dụng quy định phân loại đô thị như sau:
√ Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: áp dụng theo khung giá;
√ Đô thị loại I: áp dụng 80% khung giá;
√ Đô thị loại II: áp dụng 60% khung giá;
√ Đô thị loại III: áp dụng 40% khung giá;
√ Đô thị loại IV: áp dụng 20% khung giá;
√ Đô thị loại V: áp dụng 10% khung giá.
- Biểu mức tiền bản quyền trên đây áp dụng cho chủ sở hữu quyền tác giả và áp dụng tương tự cho chủ sở hữu quyền liên quan đối với bản ghi âm, ghi hình được sử dụng
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh