2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quyền đối với giống cây trồng là một nhánh của quyền sở hữu trí tuệ. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ theo thủ tục đăng kí tại coe quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy ai là chủ bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng? Pháp luật hiện hành có những quy định cụ thể nào về chủ bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng? Hãy GỌI NGAY tới hotline 0908 308 123 để được Luật sư TƯ VẤN MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ hoặc tìm hiểu các thông tin cần thiết qua nội dung bài viết sau đây.
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ 2005);
-Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009 (Luật sở hữu trí tuệ 2009);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019 (Luật sở hữu trí tuệ 2019);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 06 năm 2022 (Luật sở hữu trí tuệ 2022);
- Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
Căn cứ theo khoản 24 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung bởi Điều 2 Luật sở hữu trí tuệ 2009 ghi nhận như sau:
"Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được."
Theo đó, có thể hiểu giống cây trồng là một nhóm thực vật cùng loài, do con người chọn tạo ra, các các đặc điểm di truyền đồng nhất và ổn định. Vậy quyền đối với giống cây trồng là gì?
Khoản 5 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về quyền đối với giống cây trồng như sau: "Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu."
Quyền đối với giống cây trồng cũng căn bản là quyền tài sản mang tính vô hình của tổ chức, cá nhân hay chủ thể được bảo hộ quyền. Quyền đối với giống cây trồng gắn với giống cây trồng mới do chủ thể chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Thứ nhất, quyền đối với giống cây trồng là quyền bô hình của tổ chức, cá nhân hay chủ thể được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền đối với giống cây trồng nói riêng với quyền sở hữu các loại tài sản vật chất hữu hình hay tài sản dân sự thông thường. Chủ thể được bảo hộ quyền đối với giống câu trồng khai thác quyền thông qua việc thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các hành vi cụ thể như: quyền sản xuất hoặc nhân giống cây trồng mới từ vật liệu nhân giống hoặc vật liệu thu hoạch của giống cây trồng được bảo hộ trong lĩnh vực quyền đối với giống cây trồng.
Thứ hai, quyền đối với giống cây trồng gắn với giống cây trồng mới do chủ thể chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT giải thích một số khái niệm sau:
- Chọn tạo giống cây trồng là quá trình lai hữu tính, gây đột biến hoặc áp dụng phương pháp khác để tạo các biến dị nhân tạo và chọn lọc tìm ra biến dị phù hợp với yêu cầu của sản xuất.
- Phát hiện giống cây trồng là hoạt động chọn lọc tìm ra biến dị tự nhiên có sẵn trong quần thể một giống cây trồng hoặc tìm ra nguồn gen mới có sẵn trong tự nhiên;
- Phát triển giống cây trồng là quá trình nhân và đánh giá để chọn ra biến dị hoặc nguồn gen phù hợp với yêu cầu của sản xuất.
Việc xác lập quyền đối với giống cây trồng trên cơ sở hoàn tất thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo quy định của pháp luật là cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất xác định việc chủ bằng bảo hộ giống cây trồng được hưởng quyền sở hữu trong một thời hạn luật định đối với giống cây trồng đó.
Thứ ba, đối tượng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch. Khoản 26, 27 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã quy định cụ thể về 02 khái niệm này. Theo đó:
- Vật liệu nhân giống là cây hoặc bộ phận của cây có khả năng phát triển thành một cây mới dùng để nhân giống hoặc để gieo trồng
- Vật liệu thu hoạch là cây hoặc bộ phận của cây thu được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống.
Khoản 24 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung bởi Điều 2 Luật sở hữu trí tuệ 2009 quy định: Văn bằng bảo hộ là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý; quyền đối với giống cây trồng.
Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo khoản 2 Điều 169 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung tại điểm k khoản 82 Điều 1 của Luật sở hữu trí tuệ 2022 thì Bằng bảo hộ Giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây leo thân gỗ; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.
Bên cạnh đó, bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam và trong một số trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật có thể bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực theo
Chủ văn bằng bảo hộ là tổ chức, cá nhân được cấp văn bằng bảo hộ hoặc được chuyển nhượng, thừa kế có quyền sở hữu hợp pháp giống cây trồng. Cụ thể như sau:
- Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí của mình. Sự độc lập của cá nhân trong việc chọn, tạo giống để tạo ra giống cây trồng mà không phụ thuộc vào mối quan hệ tài chính hoặc không phụ thuộc vào nguồn tài chính được cấp trong việc chọn, tạo giống để tạo giống cây trồng, là chủ văn bằng bảo hộ được cấp.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này. Trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả là chủ bằng bảo hộ giống cây trồng, tác giả của giống cây trồng vẫn được ghi nhận là tác giả trong bằng bảo hộ giống cây trồng.
- Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Việc chuyển giao, thừa kế, kế thừa là quyền của chủ bằng bảo hộ được quy định tại Điều 186 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng ký giống cây trồng được giao cho tổ chức chủ trì nhiệm vụ đó một cách tự động và không bồi hoàn.
- Đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký đối với giống cây trồng tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 186 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 quy định quyền của chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng bao gồm:
+ Sản xuất hoặc nhân giống;
+ Chế biến nhằm mục đích nhân giống;
+ Chào hàng;
+ Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường khác;
+ Xuất khẩu;
+ Nhập khẩu;
+ Lưu giữ để thực hiện các hành vi trên.
- Quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng được áp dụng đối với vật liệu thu hoạch thu được từ việc sử dụng bất hợp pháp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp chủ bằng bảo hộ đã có cơ hội hợp lý để thực hiện quyền của mình đối với vật liệu nhân giống nhưng không thực hiện.
- Ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng xâm phạm đến quyền đối với giống cây trồng.
- Để thừa kế, kế thừa quyền đối với giống cây trồng và chuyển giao quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
Đây là những quyền cơ bản để chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có thể khai thác tối đa những lợi ích cả về vật chất và tinh thần mà quyền đối với giống cây trồng mang lại cho họ.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 191 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 74 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định như sau:
"1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì mức thù lao trả cho tác giả quy định như sau:
a) 10% lợi nhuận trước thuế mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng thu được do sử dụng giống cây trồng được bảo hộ để sản xuất, kinh doanh;
b) 15% tổng số tiền mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trước khi nộp thuế theo quy định
c) 35% tổng số tiền mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng nhận được từ việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng trong lần đầu tiên trước khi nộp thuế theo quy định và không được nhận thù lao đối với lần chuyển nhượng tiếp theo và thù lao theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Đối với giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng trả thù lao cho tác giả theo quy định sau đây:
a) Tối thiểu 10% và tối đa 15% lợi nhuận trước thuế mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng thu được do sử dụng giống cây trồng được bảo hộ để sản xuất, kinh doanh; b) Tối thiểu 15% và tối đa 20% tổng số tiền mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh toán do chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng trước khi nộp thuế theo quy định;
c) Tối thiểu 20% và tối đa 35% tổng số tiền mà chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng nhận được từ việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng trong lần đầu tiên trước khi nộp thuế theo quy định và không được nhận thù lao đối với lần chuyển nhượng tiếp theo và thù lao theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Trong trường hợp giống cây trồng có đồng tác giả, mức thù lao quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là mức dành cho các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng chi trả.
4. Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ giống cây trồng.
5. Nộp lệ phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan bảo hộ giống cây trồng trong thời hạn ba tháng sau ngày cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng đối với năm hiệu lực đầu tiên và trong tháng đầu tiên của năm hiệu lực tiếp theo đối với các năm sau.
6. Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp thông tin, vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ theo yêu cầu của cơ quan bảo hộ giống cây trồng; duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo tính trạng mô tả tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng."
Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã có những bổ sung hoàn toàn hợp lý về việc trả thù lao cho tác giả giống cây trồng.
Thứ nhất, Luật Sở hữu trí tuệ 2022 bổ sung quy định mức thù lao tối cụ thể trong từng trường hợp: Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc teo hợp đồng dân sự thông thường; bổ sung quy định về mức thù lao tối tiêu và tối đa trong trường hợp giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Quy định này giúp hạn chế tối đa những tranh chấp liên quan đến thù lao của tác giả giống cây trồng, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả giống cây trồng.
Thứ hai, so với quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quy định cụ thể hơn về thời hạn nộp lệ phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng cũng được bổ sung cụ thể hơ Khoản 5 Điều 191 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 74 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định: "Nộp lệ phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan bảo hộ giống cây trồng trong thời hạn ba tháng sau ngày cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng đối với năm hiệu lực đầu tiên và trong tháng đầu tiên của năm hiệu lực tiếp theo đối với các năm sau."
Xem thêm: Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Trường hợp có thắc mắc, hoặc chưa nắm rõ các quy định pháp luật về bảo hộ giống cây trồng hãy liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh để được tư vấn và cung cấp dịch vụ một cách HIỆU QUẢ và TIẾT KIỆM CHI PHÍ NHẤT.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, đã từng tham gia tư vấn cho rất nhiều các cá nhân, doanh nghiệp nước và nước ngoài, đảm bảo sẽ thực hiện đúng các yêu cầu của bạn trong thời gian nhanh nhất.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh