2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 (Luật Sở hữu trí tuệ 2005);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009 (Luật Sở hữu trí tuệ 2009);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16/6/2022 (Luật Sở hữu trí tuệ 2022);
- Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.
Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 dược sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 quy định như: “Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân trong quá trình truyền tải tác phẩm đến công chúng thông qua các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.”
Như vậy Quyền liên quan được hiểu bao gồm ba loại quyền: quyền của người biểu diễn đối với chương trình biểu diễn của họ; quyền của nhà sản xuất bản ghi âm đối với bản ghi âm của họ (theo pháp luật Việt Nam thì cả bản ghi hình); quyền của tổ chức phát sóng đối với các chương trình phát sóng của họ. Người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng được hưởng quyền vì họ là những người có công giúp cho tác phẩm của tác giả được truyền bá tới công chúng, hay nói cách khác tuy không là tác giả của tác phẩm nhưng họ chính là cầu nối giữa tác giả và công chủng, nhờ có họ mà công chúng được tiếp cận với tác phẩm, vì thế mà họ cũng có các quyền nhất định.
- Thứ nhất, Quyền liên quan là quyền phái sinh, nó được hình thành dựa trên việc sử dụng tác phẩm gốc, hay khi quyền tác giả được sử dụng nó sẽ làm hoặc có thể làm phát sinh quyền liên quan.
Ví dụ: nhạc sĩ viết ra ca khúc và cho phép ca sĩ thể hiện tác phẩm của mình, khi ca sĩ hát bài hát đó (sử dụng tác phẩm) thì ca sĩ đã giúp nhạc sĩ đưa bài hát tới người nghe, ca sĩ với công lao này cũng có quyền bảo vệ cho sự trình diễn của mình. Tuy nhiên người ca sĩ có quyền liên quan phải tôn trọng quyền tác của nhạc sĩ sáng tác, và việc bảo hộ quyền liên quan không được gây cản trở việc bảo hộ quyền tác giả.
- Thứ hai, các tác phẩm trình diễn của người biểu diễn, các bản ghi âm, ghi hình của tổ chức sản xuất ra chúng và các chương trình phát sóng của các tổ chức phát thanh truyền hình phải là các tác phẩm gốc. Tính nguyên gốc của tác phẩm được thể hiện ở hai khía cạnh: Khía cạnh thứ nhất là các sản phẩm hay "tác phẩm" đó phải thể hiện sự sáng tạo, độc đáo, phản ánh rõ nét dấu ấn riêng của chủ thể uyền liên quan. Sáng tạo, độc đáo là ở khía cạnh thể hiện chứ không phải làm sai lệch tác phẩm gốc của tác giả. Khía cạnh thứ hai, quyền liên quan chỉ phát sinh đối với các đối tượng được tạo ra lần đầu. Đặc điểm này đặc biệt được nhấn mạnh đối với các bản ghi âm và các chương trình phát sóng.
- Thứ ba là sự hạn chế về thời gian bảo hộ ngay cả với quyền nhân thân. Đây là đặc điểm riêng biệt của quyền liên quan trong tương quan so sánh với các quyền sở hữu trí tuệ khác. Bởi lẽ sự hạn chế về thời hạn bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ là rõ ràng và không cần bàn cãi vì cần có sự cân bằng giữa lợi ích của chủ sở hữu quyền và lợi ích của cộng đồng. Tuy nhiên, sự giới hạn đó thông thường chỉ là sự giới hạn về các quyền tài sản, còn các quyền nhân thân thường là vô thời hạn. Trong khi đó, quyền nhân thân của chủ thể quyền liên quan chỉ có thể được báo hộ và bảo hộ được khi bàn định hình còn tồn tại, nếu bản định hình không còn nữa thì không có cơ sở để bảo vệ quyền. Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân gắn liền vưới sự tồn tại của accs bản định hình chứa đối tượng bảo hộ.
- Thứ tư, mặc dù là quyền phải sinh nhưng quyền liên quan là một loại quyền sở hữu trí tuệ độc lập. Như trên đã trình bày, cơ sở hình thành quyền liên quan chính là việc sử dụng tác phẩm có bản quyền. Vì thế việc bảo hộ quyền liên quan không cho phép bất kì sự cản trở nào làm ảnh hưởng đến quyền tác giả, hay bảo hộ quyền liên quan luôn phải xem xét trong mối quan hệ với quyền tác giả để không gây phương hại đến quyền tác giả, không thể bảo hộ quyền liên quan nếu có sự xâm phạm quyền tác giả.
Đối tượng quyền liên quan được bảo hộ theo quy định tại Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 bao gồm: Cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng; tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
Pháp luật Việt Nam chưa có một định nghĩa cụ thể về cuộc biểu diễn, tại Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ chỉ liệt kê những chủ thể của quyền liên quan gồm: diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn). Từ đó có thể hiểu biểu diễn là việc trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Công ước Rome – Công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng tại Điều 3 cũng đưa ra định nghĩa về “người biểu diễn” là “diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và các người khác nhập vai, hát, đọc, ngâm, trình bày, hoặc biểu diễn tác phẩm văn học, nghệ thuật”. Còn Hiệp ước WIPO về biểu diễn và bản ghi âm 1996 cũng có quy định tương tự về cuộc biểu diễn nhưng có bổ sung thêm một hình thức biểu diễn là “thể hiện tác phẩm văn học dân gian”.
Tóm lại, có thể hiểu cuộc biểu diễn là sự trình diễn tác phẩm văn học, nghệ thuật mang tính sáng tạo của một hoặc nhiều người nhằm hướng tới việc truyền tải tác phẩm đến công chúng. Đó có thể là buổi biểu diễn trực tiếp tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, đọc hay ngâm một tác phẩm văn học. Không giống như hành vi sử dụng tác phẩm của công chúng, hoạt dộng biểu diễn là hoạt động có tính sáng tạo, đạt đến trình độ nghệ thuật nhất định để đáp ứng yêu cầu. Người biểu diễn và những người hỗ trợ cho họ phải đầu tư rất nhiều công sức, trí tuệ, tiền bạc để buổi biểu diễn đạt hiệu quả cao nhất.
Cuộc biểu diễn thường dựa trên tác phẩm đã có sẵn, tuy nhiên có trường hợp nó cũng có thể là sự sáng tạo mang tính chất ngẫu hứng của người biểu diễn.Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu được “thực hiện” – được trình diễn bởi người biểu diễn, “được định hình” trên bản ghi âm, ghi hình hoặc được “phát sóng”. Như vậy, cuộc biểu diễn không nhất thiết phải được định hình trên một phương tiện hay hình thức nào mới được bảo hộ.
Khoản 1 Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ quy định phạm vi cuộc biểu diễn được bảo hộ, đối với những cuộc biểu diễn được thực hiện nhưng không được định hình trên bản ghi âm, ghi hình, không được phát sóng sẽ được bảo hộ theo các trường hợp: nơi thực hiện hành vi, quốc tịch và theo Điều ước quốc tế. Đối với cuộc biểu diễn được địnnh hình trên bản ghi âm, ghi hình, sẽ được bảo hộ theo quy định liên quan đến quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình. Đối với cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà được phát sóng thì sẽ được bảo hộ theo quy định liên quan đến quyền của các tổ chức phát sóng.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, đối tượng được bảo hộ quyền liên quan bao gồm cả bản ghi âm và bản ghi hình. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa quy định của pháp luật Việt Nam với các Điều ước quốc tế, vì các Điều ước quốc tế chỉ bảo hộ cho bản ghi âm.
Khái niệm bản ghi âm, ghi hình được quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 22/2018/NĐ-CP: “Bản ghi âm, ghi hình là bản định hình các âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác hoặc việc định hình sự tái hiện lại các âm thanh, hình ảnh không phải dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự”.
Tuy nhiên, không phải bản ghi âm ghi hình nào cũng được xem như đối tượng của quyền liên quan. Các đối tượng của quyền liên quan chỉ được bảo hộ khi có tính nguyên gốc. Đối với bản ghi âm, ghi hình, tính nguyên gốc thể hiện ở chỗ bản ghi đó phải là bản ghi âm, ghi hình đầu tiên. Pháp luật chỉ bảo hộ quyền cho người đầu tiên định hình âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác. Bản sao bản ghi âm, ghi hình không được bảo hộ với tư cách đối tượng quyền liên quan. Theo Khoản 2 Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, bản ghi âm ghi hình được bảo hộ theo quốc tịch và theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể:
Luật Sở hữu trí tuệ không đưa ra khái niệm cụ thể về “chương trình phát sóng”, tuy nhiên có đưa ra khái niệm về phát sóng tại khoản 11 Điều 4 như sau: “Phát sóng là việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.” Từ đó, có thể hiểu chương trình phát sóng là chương trình được quyền qua các phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến để công chúng có thể thu nhận được âm thanh, hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn,…. Chương trình phát sóng liên quan đến việc: phát thanh, truyền hình buổi biểu diễn đã được ghi âm, ghi hình; phát thanh, truyền hình các chương trình do tổ chức phát sóng trực tiếp sản xuất,… Để thực hiện một chương trình như vậy, các tổ chức phát sóng phải có sự đầu tư, do đó chương trình phát sóng là kết quả của sự đầu tư và sáng tạo trí tuệ của các tổ chức phát sóng.
Chương trình phát sóng chỉ được bảo hộ ghi nó tính nguyên gốc, tức là kết quả hoạt động sáng tạo của tổ chức phát sóng và được thực hiện lần đầu tiên. Các chương trình phát lại, phát sóng đồng thời hoặc trực tiếp phát sóng chương trình của tổ chức phát sóng khác sẽ không được coi là đối tượng bảo hộ quyền liên quan.
Theo khoản 10 Điều 4 Nghị định 22/2018/NĐ-CP: “Tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa là tín hiệu vệ tinh mang chương trình được truyền đi mà một trong hai đặc tính âm thanh, hình ảnh hoặc cả hai đặc tính này đã được biến đổi, thay đổi nhằm mục đích ngăn cản những người không có thiết bị giải mã tín hiệu vệ tinh hợp pháp thu trái phép chương trình truyền trong tín hiệu đó”.
Điều kiện bảo hộ của tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá giống với bản ghi âm, ghi hình. Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
"3. Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
b) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên."
Quy định hiện nay không dành sự bảo hộ cho các chương trình phát sóng được phát bởi tổ chức phát sóng không có quốc tịch Việt Nam nhưng được phát qua đài phát sóng đặt tại Việt Nam.
Lưu ý, các đối tượng của quyền liên quan như cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng chỉ được bảo hộ với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để biểu diễn, sản xuất bản ghi âm, ghi hình, phát sóng.
Các chủ thể quyền liên quan sẽ được hưởng các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định đối với các đối tượng được bảo hộ của Quyền liên quan. Tuy nhiên, còn một khái niệm khác cũng cần phải lưu ý để tránh nhầm lẫn đó là chủ sở hữu Quyền liên quan. Theo quy định tại Điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Luật sở hữu trí tuệ 2022 quy định tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất-kĩ thuật của minh để thực hiện cuộc biểu diễn, để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình đó. Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan. Như vậy, chủ thể Quyền liên quan và chủ sở hữu Quyền liên quan không phải lúc nào cũng là một. Cụ thể chủ thể quyền liên quan bao gồm: Người biểu diễn; tổ chức cá nhân là chủ sở hữu quyền liên quan; nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng được quy định như sau:
Theo Khoản 1, Điều 16, Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định người biểu diễn bao gồm:
“Điều 16. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan
1. Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn)”
Điều 3 Công ước Rome cũng quy định “Người biểu diễn là các diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và các người khác nhập vai, hát, đọc, ngâm, trình bày hoặc biểu diễn tác phẩm văn học, nghệ thuật”.
Người biểu diễn là người sử dụng tác phẩm của người khác một cách sáng tạo trong sự thể hiện các tác phẩm văn học nghệ thuật bao gồm diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật. Trong đó, nếu người biểu diễn tự mình đầu tư tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện cuộc biểu diễn thì họ là người biểu diễn đồng thời là chủ sở hữu quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp cỏ thoả thuận khác với bên liên quan. Trong trường hợp này người biểu diễn đồng thời là chủ sở hữu sẽ có đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với buổi biểu diễn.. Nếu do người khác đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện cuộc biểu diễn đó thì chủ sở hữu quyền liên quan là tổ chức, cá nhân đầu tư thì người biểu diễn không đồng thời là chủ sở hữu (không đầu tư, người biểu diễn chỉ được thuê biểu diễn), người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư là chủ sở hữu và có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.
Theo Khoản 3, Điều 16, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 82 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định:
“Điều 16. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan
2. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu quyền liên quan quy định tại Điều 44 của Luật này. "
Theo đó, chủ sở hữu của quyền liên quan bao gồm:
- Người biểu diễn sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan;
- Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan;
- Tổ chức phát sóng là chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.
Nếu tổ chức, cá nhân sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất kĩ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường các bên có thỏa thuận khác với bên liên quan. Như vậy nếu một người đi thuê (họ không là người đầu tư) để định hình lần đầu âm thanh thì họ không có quyền sở hữu với bản ghi âm đó. Tổ chức phát sống là chủ sở hữu đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên liên quan.
Theo Khoản 3, Điều 16, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 82 Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định:
“Điều 16. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan
3. Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình)"
Khái niệm “sản xuất bản ghi âm, ghi hình” được hiểu với nhiều nghĩa khác nhau. Thứ nhất, đó là các tổ chức, cá nhân sản xuất ra các băng, đĩa hoặc các dụng cụ khác là phương tiện dung cho việc ghi âm, ghi hình. Ở nghĩa này thì nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình chỉ đơn thuần là nhà sản xuất các vật mang tin đối với tác phẩm. Thứ hai, “sản xuất bản ghi âm, ghi hình” là việc các tổ chức, cá nhân dung băng đĩa ghi âm, ghi hình hoặc các vật dụng kỹ thuật khác để ghi lại âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc âm thanh, hình ảnh của một tác phẩm nhất định. Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình với tư cách là chủ thể quyền liên quan được hiểu theo nghĩa thứ hai: Đó là tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh cuộc biểu diễn hoặc âm thanh, hình ảnh khác. Trong đó nếu bản ghi âm, ghi hình được tổ chức, cá nhân sản xuất bằng chính thời gian, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật của mình thì họ là chủ sở hữu đối với bản ghi âm, ghi hình đó.
Theo Khoản 4, Điều 16, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 82 Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định:
“Điều 16. Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên qua
4. Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng)"
Tổ chức phát sóng theo nghĩa chung nhất là tổ chức thực hiện việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được. Hiểu theo nghĩa chung này thì tổ chức phát sóng bao gồm: tổ chức khởi xướng và tổ chức thực hiện phát sóng, tổ chức tái phát sóng và tổ chức tiếp sóng. Trong đó, tổ chức phát sóng được coi là chủ thể quyền liên quan là các tổ chức khởi xướng và thực hiện phát sóng bao gồm các tổ chức phát thanh, tổ chức truyền hình, phát tín hiệu về tinh.
Người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng, là những chủ thể đóng vai trò quan trọng, là người sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật, đồng thời tạo ra những sản phẩm sáng tạo để công chúng có thể thường thức các tác phẩm văn học, nghệ thuật một cách trọn vẹn, hiệu quả. Pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ghi nhận quyền của họ đối với tác phẩm, dưới chế định "quyền liên quan". Bài viết dưới đây tập trung phân tích các quy định đối với "quyền liên quan" - một bộ phận không thể tách rời đối với "quyền tác giả", một trong các quyền cơ bản được pháp luật sở hữu trí tuệ ghi nhận.
Để xác định tư cách chủ thể của quyền liên quan đối với chương trình phát sóng, cần phải dựa vào mối quan hệ của tổ chức đó với từng chương trình phát sóng cụ thể. Một tổ chức có thể là tổ chức khởi xướng, thực hiện việc phát sóng đối với chương trình này, nhưng đối với chương trình khác, họ chỉ là tổ chức tiếp sóng hay tái phát sóng và không phải là chủ thể quyền liên quan.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh