2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nhằm góp phần vào quá trình hội nhập quốc tế của ngành xuất bản ở nước ta để ngành xuất bản có bước đi nhanh chóng và thực chất hơn. Pháp luật quy định cụ thể vấn đề liên kết trong hoạt động xuất bản theo quy định của pháp luật.
- Điều 23 Luật Xuất bản 2012
- Điều 11 Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xuất bản.
Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.
In là việc sử dụng thiết bị in để tạo ra xuất bản phẩm từ bản mẫu.
Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng.
Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức: sách in; sách chữ nổi; tranh, ảnh, bản đồ, áp – phích, tờ rơi, tờ gấp; các loại lịch; bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
Nhà xuất bản được liên kết với tổ chức, cá nhân (gọi chung là đối tác liên kết) sau đây để xuất bản đối với từng xuất bản phẩm:
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;
Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
Chủ sở hữu quyền tác giả là là cá nhân, tổ chức nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm được thừa nhận dù họ là người trực tiếp hoặc không trực tiếp tạo ra tác phẩm đó.
- Nhà xuất bản, cơ sở in xuất bản phẩm, cơ sở phát hành xuất bản phẩm;
- Tổ chức khác có tư cách pháp nhân.
Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tư cách pháp nhân là tư cách pháp lý được Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hình thức liên kết của nhà xuất bản với đối tác liên kết bao gồm:
+ Khai thác bản thảo;
Bản thảo là bản viết tay, đánh máy hoặc bản được tạo ra bằng phương tiện điện tử của một tác phẩm, tài liệu để xuất bản
+ Biên tập sơ bộ bản thảo;
Biên tập là việc rà soát, hoàn thiện nội dung và hình thức bản thảo để xuất bản. Biên tập sơ bộ bản thảo hiểu là việ rà soát về nội dung, hình thức các bản viết tay, đánh máy hoặc bản được tạo ra bằng phương tiện điện tử của một tác phẩm, tài liệu để xuất bản
+ In xuất bản phẩm;
+ Phát hành xuất bản phẩm.
Việc liên kết chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm, tài liệu được liên kết xuất bản;
+ Có hợp đồng liên kết xuất bản giữa nhà xuất bản và đối tác liên kết. Hợp đồng liên kết phải có các nội dung cơ bản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
+ Trường hợp liên kết biên tập sơ bộ bản thảo, ngoài việc phải có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này, đối tác liên kết phải có biên tập viên.
Đối với tác phẩm, tài liệu có nội dung về lý luận chính trị; lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký thì nhà xuất bản không được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo.
Tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản trong liên kết xuất bản có trách nhiệm sau:
+ Quyết định đối tác, hình thức liên kết và giao kết hợp đồng liên kết đối với từng xuất bản phẩm; trường hợp liên kết để xuất bản nhiều xuất bản phẩm với cùng một đối tác liên kết thì có thể giao kết trong một hợp đồng, trong đó thể hiện rõ hình thức liên kết đối với từng xuất bản phẩm;
+ Thực hiện đúng hợp đồng liên kết xuất bản; bảo đảm nội dung xuất bản phẩm liên kết phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản;
+ Tổ chức biên tập hoàn chỉnh bản thảo tác phẩm, tài liệu do đối tác liên kết biên tập sơ bộ;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động liên kết xuất bản và xuất bản phẩm liên kết;
+ Thu hồi quyết định xuất bản khi đối tác liên kết vi phạm hợp đồng liên kết;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản theo quy định
Tổng biên tập nhà xuất bản trong liên kết xuất bản có trách nhiệm sau:
+ Giúp tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản tổ chức biên tập hoàn chỉnh bản thảo tác phẩm, tài liệu do đối tác liên kết biên tập sơ bộ; đọc duyệt bản thảo tác phẩm, tài liệu liên kết xuất bản;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của tổng biên tập nhà xuất bản theo quy định
Đối tác liên kết có trách nhiệm sau:
+ Thực hiện đúng hợp đồng liên kết xuất bản;
+ Thực hiện đúng nội dung bản thảo đã được tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký duyệt để in hoặc phát hành trên phương tiện điện tử;
+ Ghi tên, địa chỉ trên xuất bản phẩm theo quy định;
+ Nộp xuất bản phẩm liên kết để nhà xuất bản nộp lưu chiểu;
+ Chỉ phát hành xuất bản phẩm liên kết sau khi tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký quyết định phát hành;
+ Thực hiện việc sửa chữa, đình chỉ phát hành, thu hồi hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động liên kết xuất bản và xuất bản phẩm liên kết.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh