2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Các doanh nghiệp khi đăng ký sử dụng mã số mã vạch - hệ thống mã số mã vạch toàn cầu GS1, mỗi năm sẽ phải đóng một khoản phí duy trì mã. Bài viết sau đây của Luật Hoàng Anh sẽ trình bày cụ thể về nội dung này. GỌI NGAY tới hotline 0908308123 để được Luật sư TƯ VÂN MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ luật sư riêng một cách NHANH CHÓNG - HIỆU QUẢ hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý cơ bản nhất liên quan đến quy định mã số mã vạch trong nội dung bài viết dưới đây.
- Nghị định 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, năng lượng nguyên tử;
- Thông tư 232/2026/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch.
Mã số mã vạch là một trong các công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hoặc địa điểm… dựa trên việc ấn định một mã số (hoặc chữ số) cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dưới dạng mã vạch để thiết bị (máy quét) có thể đọc được. Việc đăng ký mã số mã vạch được gắn lên hàng hoá giúp việc kiểm kê, phân loại hàng hoá tốt hơn, tránh gian lận, phân biệt hàng thật hàng giả. Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định sau khi đươc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã vạch thì tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm đóng phí duy trì.
Thông qua dịch vụ công quốc gia, với khoảng 6 nghìn doanh nghiệp được cấp mới mỗi năm, mã số mã vạch giúp doanh nghiệp quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh dễ dàng. Bên cạnh đó, mã số mã vạch giúp mã hóa thông tin các đặc điểm sản phẩm, nguồn gốc và giá cả, hạn chế các hành vi làm giả làm nhái sản phẩm khi lưu hành trên thị trường, tạo cơ hội đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ; phục vụ các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thêm chặt chẽ; phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) nhanh chóng; tiết kiệm được chi phí, nhân lực, thời gian trong các khâu kiểm kê và tính toán.
Các loại mã số GS1 gồm:
- Mã địa điểm toàn cầu GLN;
- Mã thương phẩm toàn cầu GTIN;
- Mã conenơ vận chuyển theo xêri SSCC;
- Mã toàn cầu phân định tài sản GRAI & GIAI;
- Mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ GSRN;
- Mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI ;
Các loại mã vạch thể hiện các loại mã số GS1 gồm:
- Mã vạch thể hiện mã số thương phẩm toàn cầu: EAN 8, EAN 13, ITF 14;
- Mã vạch thể hiện các loại mã số khác là mã vạch GS1-128;
- Ngoài ra còn có mã giảm diện tích: databar, mã QR...
Mã số và mã vạch bao gồm 2 phần:
Thứ nhất, Mã số:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN thì mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân. Mã số dùng để phân định hàng hoá, chứng minh về nơi xuất xứ, phân biệt hàng hóa của các nhà sản xuất khác nhau. Được áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hóa từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới khi đến tận tay người tiêu dùng.
Mỗi một loại hàng hóa sẽ được gắn với một dãy số duy nhất, được xem là một sự phân biệt hàng hóa trên từng vùng, từng quốc gia khác nhau.Tuy nhiên mã số của hàng hóa không liên quan đến đặc điểm của hàng hoá, nó cũng không phải là số có tác dụng phân loại hay đánh giá chất lượng của hàng hoá.
Thứ hai, Mã vạch:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BKHCN thì mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác;
Biểu tượng của mã số, mã vạch sẽ được in dán phía bên trong máy thông qua máy quét mã số, mã vạch để kiểm tra. Một số hàng hóa cũng có thể không theo quy tắc như vậy nhưng mà vẫn đảm bảo được tiện ích và mục đích mã mã số, mã vạch mang lại.
Khi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch cho năm đầu tiên theo quy định (năm được cấp mã số mã vạch); các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm.
Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 232/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số, mã vạch quy định mức phí duy trì sử dụng mã số vạch hằng năm như sau:
Sử dụng mã doanh nghiệp GS1
+ Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm): 500.000VNĐ
+ Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm): 800.000VNĐ
+ Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm): 1.500.000 VNĐ
+ Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm): 2.000.000 VNĐ
Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN): 200.000 VNĐ.
Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8): 200.000 VNĐ.
Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.
Theo nghị định số 119/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 55, 56 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong lính vực tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa quy định mức phạt với các hành vi vi phạm mã số vạch hàng hóa như sau:
- Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định.
+ Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí duy trì sử dụng mã số mã vạch. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc không thông báo bằng văn bản khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;
+ Sử dụng mã số mã vạch khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực;
+ Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
+ Không khai báo và cập nhật danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;
+ Không thông báo bằng văn bản, kèm tài liệu chứng minh việc được sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công hoặc bao gói tại Việt Nam;
+ Khai báo thông tin về mã số mã vạch trên cơ sở dữ liệu mã số mã vạch quốc gia không đúng với thông tin thực tế thương phẩm sử dụng mã GTIN hoặc địa điểm sử dụng mã GLN thể hiện hoặc sử dụng mã truy vết, thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để cung cấp thông tin nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhưng không có dữ liệu hoặc có dữ liệu nhưng nội dung, dữ liệu không đúng quy định, hoặc thực hiện gắn thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để thể hiện cung cấp thông tin nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhưng không khai báo, cập nhật thông tin đúng quy định về việc thể hiện hình thức, nội dung thẻ, tem, nhãn, định dạng bằng một phương thức thích hợp;
+ Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định.
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch;
+ Sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi;
+ Bán, chuyển nhượng mã số mã vạch đã được cấp.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất, gia công, bao gói, sang chiết tại Việt Nam mà không được chủ sở hữu mã nước ngoài cho phép quyền sử dụng tại Việt Nam;
+ Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Cung cấp hoặc sử dụng nguồn dữ liệu về mã số mã vạch không đúng với nguồn dữ liệu mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế;
+ Cung cấp thông tin sai lệch về chủ sở hữu hoặc đối tượng sử dụng mã số mã vạch hợp pháp đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam cấp;”;
+ Phát triển và cung cấp các dịch vụ, giải pháp, ứng dụng dựa trên nền tảng mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam khi chưa được phép.
- Mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán hàng hóa vi phạm quy định về mã số mã vạch được quy định như sau:
+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả
+ Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa, loại bỏ và tiêu hủy mã số mã vạch vi phạm; buộc tiêu hủy hàng hóa trong trường hợp không thể tách rời mã số mã vạch vi phạm ra khỏi sản phẩm, hàng hóa đối với hành vi vi phạm;
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Nếu như có thắc mắc hoặc có vấn đề nào chưa rõ, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Luật Hoàng Anh qua số hotline: 0908 308 123 để trao đổi và làm rõ thêm một cách CHÍNH XÁC - NHANH CHÓNG.
Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, trực tiếp tiến hành tư vấn và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của bạn một cách hiệu quả nhất.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh