2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Ngày này, quyền tác giả là một vấn đề rất được quan tâm. Vậy quyền tác giả là gì? Nội dung của quyền tác giả được quy định như thế nào? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (Luật Sở hữu trí tuệ 2005);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/6/2009 (Luật Sở hữu trí tuệ 2009);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16/6/2022 (Luật Sở hữu trí tuệ 2022)
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật sở hữu trí năm 2009 (sau đây gọi là Luật sở hữu trí tuệ năm 2005) quy định:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”
Có thể hiểu Quyền tác giả là phạm vi các quyền (bao gồm cá quyền nhân thân và quyền tài sản) của chủ thể (bao gồm tác giả và chủ sở hữu Quyền tác giả) đối với tác phẩm của họ được pháp luật ghi nhận và bảo hộ. Theo đó, quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa không bị vi phạm bản quyền, như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm. Hiểu một cách đơn giản, quyền tác giả cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền khai thác tác phẩm; chống lại việc sao chép, trình diễn bất hợp pháp.
- Đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo và là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Tác phẩm là thành quả lao động của tác giả được thể hiện dưới hình thức nhất định. Mọi cá nhân đều có quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học và khi cá nhân tạo ra tác phẩm trí tuệ, không phụ thuộc vào giá trị nội dung và nghệ thuật đều có quyền tác giả đối với tác phẩm.
- Quyền tác giả thiên về bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm. Pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức chứa đựng tác phẩm khi nó được tạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định mà không bảo hộ nội dung sáng tạo tác phẩm.
- Hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động. Quyền tác giả được xác lập dựa vào chính hành vi tạo ra tác phẩm của tác giả, không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục nào. Nhưng đối với quyền sở hữu công nghiệp, được xác lập dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc xét và cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu các đối tượng đó (trừ các đối tượng sở hữu công nghiệp được xác lập một cách tự động).
- Quyền tác giả sẽ không được bảo hộ một cách tuyệt đối.
Nội dung quyền tác giả là tổng hợp các quyền cụ thể của các chủ thể được hưởng quyền này. Chủ thể của quyền tác giả là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả, vì vậy quyền tác giả không chỉ đơn thuần là quyền của người sáng tạo ra tác phẩm mà còn là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả. Hiện nay, theo quy định pháp luật hiện hành, quyền tác giả bao gồm hai nhóm quyền lớn: quyền nhân thân và quyền tài sản. Mời bạn đọc cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Dựa trên quy định của pháp luật dân sự, có thể cho rằng quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản là những quyền gắn liền với nhân thân của tác giả và không thể chuyển giao, bao gồm ba quyền: quyền được đặt tên tác phẩm, đứng tên tác phẩm và bảo vệ sự toàn vẹn của nội dung tác phẩm. Các quyền này tồn tại một vách độc lập đối với quyền tài sản, gắn liền với tác gỉa kể cả khi quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm được chuyển giao. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được bảo hộ vô thời hạn, khác với những quyền khác được bảo hộ có thời hạn. Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 của Luật sở hữu trí tuệ 2022 quy định quyền nhân thân bao gồm:
“ 1. Đặt tên cho tác phẩm.
Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”
Điểm mới được quy định bổ sung thêm tại Luật sở hữu trí tuệ 2022 “Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;” Như vậy, ngoài các quyền tài sản, bên nhận chuyển giao còn có thể sử dụng quyền đặt tên tác phẩm theo thỏa thuận với tác giả. Quy định mới đảm bảo các quyền nhân thân vốn có của tác giả, tạo điều kiện hơn cho chủ sở hữu khi cần đổi tên tác phẩm.
Ngoài ra, bên cạnh quyền nhân thân không gắn với tài sản, tác giả còn có quyền nhân thân gắn với tài sản. Đó là quyền cho hay không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình.
Theo pháp luật dân sự Việt Nam, quyền tài sản là những quyền có thể trị giá đựợc bằng tiền. Nếu các quyền nhân thân đem lại lợi ích về tinh thần cho tác giả thì các quyền tài sản sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho tác giả. Tác phẩm là thành quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ và có cả sự đầu tư chi phí vật chất nhất định. Chi phí vật chất để tạo ra tác phẩm có thể do chính tác giả bỏ ra những cũng có thể là sự đầu tư của người khác. Vì vậy, chủ thể sáng tọa, đầu tư cho tác phẩm là người được hưởng các quyền tài sản để khai thác, thu nhận các lợi ích vật chất từ tác phẩm nhằm bù đắp các kinh phí vật chất đã bỏ ra, tái tại sức lao động để tiếp tục sáng tạo. Căn cứ Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 của Luật sở hữu trí tuệ 2022 quy định quyền tài sản bao gồm:
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;
- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
- Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; đ) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.
Tóm lại, quyền nhân thân chính là tiền đề để chủ thể được hưởng quyền tài sản. Nếu tác giả không sáng tạo ra tác phẩm của mình, không có các quyền nhân thân đối với tác phẩm của mình thì tác giả không thể có quyền hưởng nhuận bút, thù lao cũng như các lợi ích vật chất khác từ việc khai thác, sử dụng tác phẩm.
Quyền tác giả được thừa nhận và bảo hộ theo quy định của pháp luật, tuy nhiên, bất cứ độc quyền nào cũng phải nằm trong giới hạn nhất định. Xuất phát từ nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa chủ thể sáng tạo, đầu tư và lợi ích xã hội, các quy định về quyền tác giả ra đời nhằm đảm bảo cho chủ thể quyền tác giả và xã hội đều được hưởng những lợi ích một cách xứng đáng, hài hòa, hợp lý nhất, đảm bảo không bên nào được hưởng lợi ích quá mức, xâm phạm đến lợi ích chính đáng của bên kia. Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định về giới hạn quyền tác giả như sau:
- Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:
+ Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức tiền bản quyền và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ;
+ Trường hợp tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại thì tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình này trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định chi tiết các hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm này.
- Việc sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
- Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam hưởng ưu đãi dành cho các nước đang phát triển đối với quyền dịch tác phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và quyền sao chép để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhưng không thể tìm được hoặc không xác định được chủ sở hữu quyền tác giả thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Thứ nhất, các quyền được bảo hộ vô thời hạn.
Khoản 1 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật sở hữu trí tuệ 2009 quy định: “Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.”
Pháp luật ghi nhận các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn là các quyền nhân thân gắn liền với tác giả không thể chuyển dịch, bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Đối với quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, mặc dù vẫn nằm trong nhóm các quyền nhân thân nhưng đây là quyền nhân thân có thể chuyển giao và luôn gắn liền với thực hiện các quyền tài sản, do đó, thời hạn bảo hộ các quyền này được xác định giống như các quyền tài sản.
Thứ hai, các quyền được bảo hộ có thời hạn.
Các quyền đối với tác phẩm được pháp luật bảo hộ có thời hạn bao gồm quyền nhân thân là công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản. Theo đó, điểm a khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật Luật sở hữu trí tuệ 2009 quy định thời hạn cụ thể như sau:
“ Điều 27 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả:
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”
Như vậy thời hạn bảo hộ đối với quyền công bố tác phẩm và các quyền tài sản là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Việc pháp luật quy định thời hạn bảo hộ Quyền tác giả là năm mươi năm sau khi tác giả chết nhằm xác định quyền để lại thừa kể Quyền tác giả cho những người thừa kế của họ. Khi chủ sở hữu Quyền tác giả chết, Quyền tác giả cũng là một loại di sản thừa kế và được dịch chuyển cho người thừa kế của tác giả theo quy định tại Phần thứ tư của BLDS 2015. Theo đó, tác giả đồng thời là chủ sở hữu Quyền tác giả có quyển lập di chúc để định đoạt Quyền tác giả của mình cho người thừa kể. Nếu tác giả không để lại di chúc thì Quyền tác giả được dịch chuyển theo quy định của pháp luật. Các Quyền tác giả được để lại thừa kế bao gồm: quyền nhân thân có thể chuyển dịch (quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm) và tất cả các quyền về tài sản.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh