2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Âm nhạc là loại hình tác phẩm gắn liền với lịch sử và văn hoá của mỗi dân tộc. Trong thời đại với sự phát triển mạnh mẽ của phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, việc vi phạm bản quyền tác giả nói chung và quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nói riêng ngày càng phức tạp, khó kiểm soát. Vậy quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc được hiểu như thế nào, mời bạn đọc cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết dưới đây.
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ 2005);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009 (Luật sở hữu trí tuệ 2009);
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ ngày 16 tháng 06 năm 2022 (Luật sở hữu trí tuệ 2022).
Khoản 4 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ đưa ra khái niệm về tác phẩm âm nhạc như sau: "Tác phẩm âm nhạc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác không phụ thuộc vào việc trình diễn hay không trình diễn."
Cũng như loại hình nghệ thuật khác như hội họa sử dụng đường nét, hình khối, màu sắc còn văn thơ thì sử dụng sức mạnh của ngôn từ còn âm nhạc lại sử dụng âm thanh và giai điệu. Tác phẩm âm nhạc được thể hiện dưới dạng nốt nhạc hoặc ký tự âm nhạc khác được đặc biệt ghi lại với các đặc tính riêng của loại hình nghệ thuật này do người nghệ sĩ sáng tạo ra.
Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 quy định:
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Theo đó, đối tượng của quyền tác giả là bao gồm tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 quy định tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
- Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Theo đó, tác phẩm âm nhạc là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật và là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.
Tác phẩm âm nhạc thông thường có các đặc điểm sau đây:
Một là, tính biểu hiện. Tác phẩm âm nhạc có thể được thể hiện bằng ký tự âm nhạc ghi lại trên giấy hoặc ghi loại bằng các phương tiện kĩ thuật số khác như máy ghi âm, máy tính. Các ký tự nốt nhạc là một đặc điểm đặc thù chỉ có ở tác phẩm âm nhạc, đó là hệ thống ký tự biểu hiện các cung bậc khác nhau của âm thanh. Với hệ thống ký tự này, khi trình diễn các tác phẩm âm nhạc sẽ là sự phối hợp các âm thanh để truyền tải cảm xúc, chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Tauy nhiên một sản phẩm âm nhạc không thể có ý nghĩa nếu nó chỉ được biểu hiện trên văn bản dưới dạng ký tự âm thanh. Bởi vậy có thể coi tác phẩm âm nhạc là một loại hình nghệ thuật có tính biểu hiện.
Hai là, tính trừu tượng. Tính trừu tượng được thể hiện ở sự biểu hiện cảm xúc mà không cần mô tả những nguyên nhân hay đối tượng của cảm xúc. Mục đích chính của những âm thanh được sử dụng trong một tác phẩm âm nhạc gợi lên những sắc thái cảm xúc của sự vật và hiện tượng chứ không phải bản thân các sự vật, hiện tượng đó. Bởi tính trừu tượng này mà mỗi người sẽ có cách cảm nhận và cảm xúc có thể giống hoặc khác nhau khi thưởng thức một tác phẩm âm nhạc.
Ba là, tính bất định. Tùy theo khả năng và đặc điểm tâm lý, sở thích.... của mỗi người mà ở họ có cảm nhận khác nhau về nội dung của cùng một bản nhạc.
Bốn là, tính đồng nhất. Với âm nhạc, hệ thống ký hiệu như nốt đô, rê, mi, pha, son, la, si đã trở thành ngôn ngữ âm nhạc chung cho toàn thế giới.
Năm là, về nội dung. Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật âm thanh phản ánh cuộc sống xung quanh ta bằng các hình tượng âm thanh. Tác phẩm âm thanh có nội dung rất phong phú, đa dạng. Nó có thể thể hướng về mọi chủ thể trong cuộc sống: tình cảm gia đình, bạn bè,....
Sáu là, phương thức truyền tải tác phẩm âm nhạc đến công chúng đa dạng. Trước đây, tác phẩm âm nhạc thường được truyền tải đến công chúng bằng con đường thông tin đại chúng như đài phát thanh, tivi, các buổi diễn ca nhạc.... thì hiện nay phương thức truyền tài trở nên đa dạng hơn như biểu diễn tại phòng trà, sự kiện và internet.
Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là phạm vi những quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, tác giả đối với tác phẩm âm nhạc được pháp luật thừa nhận và bảo hộ trong đó bao gồm các quyền đã được pháp luật sở hữu trí tuệ ghi nhận. Quan hệ pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối giữa các chủ thể của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc và các chủ thể khác còn lại trong xã hội có nghĩa vụ tôn trọng quyền đó của các chủ thể mang quyền.
Thứ nhất, về chủ thể. Chủ thể của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là tác giả của tác phẩm âm nhạc. Các chủ thể này có những quyền nhất định đối với tác phẩm âm nhạc khi tác phẩm đó đã được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm có thể chính là nhạc sĩ, trong trường hợp không có hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, hoặc có thể là người khác trong một số trường hợp: được chuyển nhượng quyền tác giả, thuê tác giả sáng tạo tác phảm theo hợp đồng sáng tạo,…
Thứ hai, về khách thể. Khách thể của quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc là tác phẩm âm nhạc do tác giả sáng tạo ra bằng lao động trí tuệ. Nếu như đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý – là những sản phẩm gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thì đối tượng của quyền tác giả trong trường hợp này lại là tác phẩm âm nhạc ra đời trước nhất là để thoả mãn nhu cầu văn hoá, tinh thần, giải trí của đông đảo công chúng.
Thứ ba, về nội dung. Nội dung quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc cũng là tổng hợp các quyền nhân thân và quyền tài sản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Trong số các quyền nhân thân, quyền đứng tên hoặc bút danh trên tác phẩm âm nhạc là quyền đặc biệt quan trọng đối với nhạc sĩ. Lĩnh vực âm nhạc là hoạt động nghệ thuật giải trí phổ biến trong đời sống con người, trong đó danh tiếng là điều có ý nghĩa quan trọng. Tác phẩm âm nhạc không những là công sức lao động sáng tạo của tác giả mà còn là uy tín, danh dự của họ, Mặt khác, tác phẩm âm nhạc dễ lan truyền, phổ biến rộng rãi trong xã hội, dẫn đến việc kiểm soát sự toàn vẹn của tác phẩm cũng như tên tác giả là điều không mấy dễ dàng. Bên cạnh đó, quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng cũng có thể coi là một quyền đặc thù của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với sản phẩm âm nhạc. Bởi do đặc điểm là loại hình tác phẩm có tính biểu diễn, tác phẩm âm nhạc chỉ có thể được công chúng biết đến rộng rãi khi nó được cá nhân, tập thể biểu diễn.
Tóm tại, trong bối cảnh hiện nay, những sản phẩm hàm chứa càng nhiều tri thức, càng nhiều chất xám như các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng trong đó có các tác phẩm âm nhạc càng được coi trọng và được bảo vệ bằng những thiết chế xã hội nhất là pháp luật với những quy phạm pháp luật hoàn thiện góp phần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực này.
Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc bao gồm hai nhóm quyền là quyền nhân thân (còn được gọi là quyền tinh thần) và quyền tài sản (còn được gọi là quyền kinh tế). Tuỳ thuộc vào tính chất cũng như ảnh hưởng của các quyền này đối với lợi ích của tác giả và lợi ích xã hội, pháp luật Quyền tác giả phân biệt hai loại quyền có thời hạn bảo hộ khác nhau:
Thứ nhất, các quyền được bảo hộ vô thời hạn.
Tác phẩm được coi là “đứa con tinh thần” của tác giả, là sự thể hiện tư tưởng, tình cảm, tinh thần của tác giả ra thế giới bên ngoài. Mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm được ràng buộc bởi sợi dây tinh thần bất biển. Lí luận về quyền nhân thân xác định đó là quyền luôn gắn liền với tác giả, thậm chỉ kể cả khi tác giả chết đi hay đã chuyển giao Quyền tác giả cho người khác thì những quyền này vẫn không thể tách rời khỏi tác giả.
Khoản 1 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật sở hữu trí tuệ 2009 quy định: “Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.”
Pháp luật Quyền tác giả ghi nhận các quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn là các quyền nhân thân gắn liền với tác giả không thể chuyển dịch, bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền dừng lên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người gác sửa chữa cắt xén hoặc xuyên tục tác phẩm dưới bất kì hình thức nấu gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Riêng quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm mặc dù vẫn nằm trong nhóm các quyền nhân thân nhưng đây là quyền nhân thân có thể chuyển giao và luôn gắn liền với việc thực hiện các quyền tài sản, do đó, thời hạn bảo hộ các quyền này được xác định giống như các quyền tài sản.
Thứ hai, các quyền được bảo hộ có thời hạn.
Theo quy định điểm a khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Luật Luật sở hữu trí tuệ 2009 quy định thời hạn cụ thể như sau:
“a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.”
Các quyền đối với tác phẩm được pháp luật bảo hộ có thời hạn bao gồm quyền nhân thân có thể chuyển dịch (quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm) và các quyền tài sản. Thời hạn bảo hộ các quyền này do pháp luật quốc gia quy định nhưng theo Công ước Beme thì thời hạn này tối thiểu là 50 năm, tỉnh từ thời điểm kết thúc năm mà tác giả qua đời. Cách tính thời hạn bảo hộ Quyền tác giả này còn được gọi là “thời hạn bảo hộ theo đời người”. Hiện nay, nhiều quốc gia có xu hướng kéo dài thời khi bảo hộ Quyền tác giả như: Hoa Kỳ hay Liên minh châu Âu quy định thời hạn bảo hộ kéo dài 70 năm kể từ khi kết thúc năm mà tác giả qua đời. Theo điểm b khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ đối với quyền công bố tác phẩm và các quyền tài sản là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Việc pháp luật quy định thời hạn bảo hộ Quyền tác giả là năm mươi năm sau khi tác giả chết nhằm xác định quyền để lại thừa kế quyền tác giả cho những người thừa kế của họ. Khi chủ sở hữu quyền tác giả chết, Quyền tác giả cũng là một loại di sản thừa kế và được dịch chuyển cho người thừa kế của tác giả theo quy định tại Phần thứ tư của BLDS 2015. Theo đó, tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả có quyền lập di chúc để định đoạt quyền tác giả của mình cho người thừa
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh