Tác phẩm cải biên, tác phẩm chuyển thể là gì?

Thứ năm, 07/12/2023, 09:59:56 (GMT+7)

Tác phẩm cải biên, tác phẩm chuyển thể là gì? Quy định pháp luật liên quan đến tác phẩm cải biên, tác phẩm chuyển thể. Luật Hoàng Anh cam kết uy tín - bảo mật

Ngày nay, việc cải biên, chuyển thể tác phẩm diễn ra hết sức phong phú, đa dạng ví dụ như chuyển từ tác phẩm truyện thành phim. Hoạt động này góp phần cho đời sống Văn hoa Nghệ thuật trở nên sinh động hơn. Vậy cải biên tác phẩm, chuyển thể tác phẩm là gì? GỌI NGAY tới số điện thoại 0908308123 để được Luật sư tư vấn pháp luật MIỄN PHÍ và cung cấp dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ nhanh chóng - hiệu quả hoặc cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

 

Căn cứ pháp lý

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (Luật Sở hữu trí tuệ 2005);

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/6/2009 (Luật Sở hữu trí tuệ 2009);

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16/6/2022 (Luật Sở hữu trí tuệ 2022);

- Nghị định số 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.

Tác phẩm là gì?

Khoản 7 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đưa ra khía niệm tác phẩm như sau: “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.” 

Theo đó, sản phẩm trí tuệ trong lĩnh vực văn học nghệ thuật hay các công trình nghiên cứu khoa học đều được gọi chung là tác phẩm và các sản phẩm này chỉ được công nhận là tác phẩm như nó thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định.

Để được bảo hộ là tác phẩm, cần đáp ứng 02 điều kiện sau: 

Thứ nhất, tính sáng tạo nguyên gốc. Tính nguyên gốc đòi hỏi tác phẩm không phải là sự sao chép hoàn toàn tác phẩm của người khác. Mặc dù tác phẩm có thể được tạo nên dựa trên nội dung của một hoặc nhiều tác phẩm nhưng nó phải chứa đựng một mức độ sáng tạo nhất định như về nội dung, ngôn ngữ thể hiện hay cách trình bày...

Thứ hai, phải được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: "Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định....". Theo đó, ý tưởng chỉ được bảo hộ khi nó được bộc lộ dưới một hình thức nhất định, tạo cơ sở cho việc tiếp cận và khai thác. 

Tác phẩm phái sinh là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 quy định về tác phẩm phái sinh như sau: “Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác”.

Các loại hình tác phẩm phái sinh bao gồm: tác phẩm dịch, tác phẩm phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác. 

So với quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2022 đã quy định một cách cụ thể hơn về tác phẩm phái sinh bằng cách bổ sung thêm cụm từ "được sáng tạo dựa trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm" . Sự bổ sung này đã khắc phục được hạn chế tạo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 khi chủ yếu chỉ mang tính chất liệt kê chứ không đưa ra dấu hiệu cơ bản của tác phẩm phái sinh. Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ 2022 cũng tách loại hình chuyển thể thành chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác chứ không quy định chung là chuyển thể như Luật Sở hữu trí tuệ 2005. 

Phân loại tác phẩm phái sinh

Các loại hình tác phẩm phái sinh được liệt kê tại khoản 4 Luật Sở hữu trí tuệ có thể chia thành hai nhóm như sau:

- Nhóm có tác động với tác phẩm gốc bao gồm:

+ Tác phẩm dịch. Đây là tác phẩm được thể hiện bởi ngôn ngữ khác biệt với ngôn ngữ của tác phẩm gốc, sự sáng tạo của tác phẩm này thể hiện thông qua cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả.

+ Tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể. Đây là các tác phẩm ra đời dựa trên sự biến đổi tác phẩm làm cho tác phẩm phù hợp với những điều kiện khai thác khác nhau. 

- Nhóm không có tác động với tác phẩm gốc:

+ Tác phẩm tuyển chọn: Là tác phẩm dựa trên sự tập hơn, chọn lộc, sắp xếp những tác phẩm đã có theo yêu cầu nhất định.

+ Tác phẩm biên soạn: là việc sáng tạo nên tác phẩm hoàn toàn mới, từ một phần hoặc toàn bộ các tác phẩm đã có theo chủ đề nhất định và có thể có bình luận, đánh giá.

Điều kiện đối với tác phẩm cải biên, tác phẩm chuyển thể

Tác phẩm phái sinh nói chung và tác phẩm cái biên, tác phẩm chuyển thể nói riêng cần đáp ứng các điều kiện sau: 

Thứ nhất, tác phẩm phái sinh không được gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ 2009 quy định như sau:  “Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.”

Thứ hai, làm tác phẩm phái sinh phải xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. 

Thứ ba, tác phẩm phái sinh phải mang dấu ấn riêng của tác giả. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo dựa trên tác phẩm gốc nhưng có sự mới mẻ trong lối hành văn, cách truyền đạt... Những điều này tạo nên nét riêng cho tác phẩm phái sinh và thể hiện sự đặc trưng dấu ấn của tác giả đối với công chúng. Hơn thế nữa, tác phẩm phái sinh là một tác phẩm sáng tạo từ tác phẩm gốc nên để được bảo hộ một cách độc lập phải thể hiện sự sáng tạo mới mẻ mang dấu ấn của tác giả nhưng đồng thời phải đảm bảo không xâm phạm tới quyền của tác giả tạo ra tác phẩm gốc.

Tác phẩm cải biên

Như đã phân tích, tác phẩm cải biên là một trong những hình thức của tác phẩm phái sinh, tác phẩm phái sinh là tác phẩm được tạo ra bởi sự kế thừa nội dung, phát triển ý tưởng, giai điệu…của tác phẩm gốc và từ tác phẩm gốc.

Cải biên là soạn lại một phần nội dung, chuyển soạn loại, thay đổi hình thức thể hiện trên cơ sở bản gốc hoặc một phần bản gốc của tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc dựa trên nội dung cơ bản của tác phẩm đó để sáng tạo ra tác phẩm mới. Khi cải biên tác phẩm phải được tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm gốc cho phép và phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm gốc.

Điều 7 Nghị định 17/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định cụ thể về tác phẩm cái biên như sau: “Tác phẩm cải biên là tác phẩm được soạn lại, viết lại, chuyển soạn lại hoặc thay đổi hình thức diễn đạt khác với tác phẩm được dùng để cải biên theo mục đích, yêu cầu nhất định trong trường hợp cụ thể”.

Ví dụ: Vở chèo “Súy Vân” của tác giả Trần Bảng được cải biên từ vở chèo “Kim Nham”, trong đó Súy Vân là một “nghịch nữ” trong vở chèo cổ trở thành người phụ nữ tiến bộ, nạn nhân của chế độ phong kiến trong vở chèo cải biên.

Tác phẩm chuyển thể

Chuyển thể là việc chuyển đổi một tác phẩm (thường là tác phẩm văn học, nghệ thuật) sang loại hình nghệ thuật khác trên cơ sở đảm bảo nội dung của tác phẩm gốc, ví dụ như chuyển thể truyện thành phim, kịch… hoặc cũng có thể là tác phẩm kịch (sân khấu) được chuyển thành kịch bản điện ảnh, nhạc kịch…

Khoản 7 Điều 7 Nghị định 17/2023/NĐ-CP của chính phủ quy định về tác phẩm chuyển thể như sau: “Tác phẩm chuyển thể là tác phẩm được chuyển từ loại hình này sang loại hình khác hoặc tác phẩm được thể hiện bằng thủ pháp nghệ thuật khác với tác phẩm được chuyển thể trong cùng một loại hình”.

Có thể hiêu đơn giản, tác phẩm chuyển thể có thể hiểu là tác phẩm dựa trên tác phẩm gốc nhưng không làm thay đổi nội dung của tác phẩm gốc. Khác với tác phẩm chuyển thể, tác phẩm cải biên là tác phẩm dựa trên nội dung tác phẩm gốc và có thể sáng tạo để thành một tác phẩm mới, hoàn toàn khác với nội dung của tác phẩm gốc.

Ví dụ: Tác phẩm văn học “Cậu Vàng” được chuyển thể thành phim

Người cải biên, người chuyển thể tác phẩm là người thay đổi hình thức thể hiện tác phẩm đã có thành hình thức thể hiện mới hoặc người chuyển tác phẩm từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình nghệ thuật khác.

Người cải biên, chuyển thể là tác giả đối với phần cải biên, chuyển thể và được hưởng các quyền tác giả đối với phần cải biên, chuyển thể. Việc cải biên, chuyển thể tác phẩm phải được sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm gốc và phải trả thù lao cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm gốc.

Tóm lại: Tác phẩm cải biên, tác phẩm chuyển thể đều là hình thức của tác phẩm tái sinh và được bảo hộ quyền tác giả. Tác giả của tác phẩm cải biên, chuyển thể có các quyền nhân thân và tài sản theo theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

Dịch vụ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ của Luật Hoàng Anh

Trường hợp có thắc măc, hãy LIÊN HỆ NGAY với Công ty Luật Hoàng Anh qua số điện thoại 0908308123 để được tư vấn trực tiếp và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng bởi những Luật sư UY TÍN - CHẤT LƯỢNG.

Các luật sư của Công ty Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, trực tiếp tiến hành tư vấn và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của bạn một cách nhanh chóng - hiệu quả nhất.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư