Tác phẩm phái sinh là gì?

Thứ sáu, 03/11/2023, 10:58:38 (GMT+7)

Luật Hoàng Anh trình về khái niệm, đặc điểm và các vấn đề liên quan đến tác phẩm phái sinh theo quy định của pháp luật hiện hành.

Việc kế thừa, phát triển các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học đã tồn tại là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển và đổi mới của tài sản trí tuệ. Thời gian qua đi, chúng ta không ngừng kế thừa các nghiên cứu đi trước trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học và phát triển, tạo ra các sản phẩm mới. Những sản phẩm mới đó được sáng tạo dựa trên tham khảo cái cũ được gọi là các tác phẩm phái sinh và được pháp luật bảo hộ quyền tác giả. Hãy GỌI NGAY cho Luật Hoàng Anh tới số điện thoại 0908308123 để được tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ  MIỄN PHÍ hoặc tìm hiểu các thông tin pháp lý liên quan đến quyền tác giả theo quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ pháp lý

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 (Luật Sở hữu trí tuệ 2005);

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/6/2009 (Luật Sở hữu trí tuệ 2009);

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 16/6/2022 (Luật Sở hữu trí tuệ 2022).

Tác phẩm phái sinh là gì?

Với Công ước Berne, không định nghĩa thế nào là một tác phẩm phái sinh theo ý nghĩa của luật quyền tác giả, Công ước Berne không đưa ra định nghĩa tác phẩm phái sinh mà chia tác phẩm phái sinh thành hai loại dựa theo cách thức tác động của tác giả đối với tác phẩm gốc. Việc phân chia như vậy hoàn toàn phù hợp với bản chất của tác phẩm phái sinh và một số quốc gia trên thế giới cũng quy định tương đồng với Công ước Berne, cụ thể tại khoản 3 Điều 2 Công ước Berne quy định: 

Các tác phẩm dịch, mô phỏng chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác từ một tác phẩm văn học nghệ thuật đều được bảo hộ như các tác phẩm gốc mà không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc

Tác phẩm phái sinh theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Tác phẩm phải sinh là tác phẩm được sáng tạo ra trên cơ sở tác phẩm đã cỏ (tác phẩm gốc), bằng việc thay đổi nội dung, hình thức thể hiện hoặc cả hai. Tác phẩm phải sinh mặc dù được tạo trên cơ sở tác phẩm đã có nhưng nó vẫn có yếu tố sáng tạo đủ để được bảo hộ như một tác phẩm độc lập. Một tác phẩm được coi là "phái sinh" từ tác phẩm gốc nếu thai mãn các dấu hiệu sau: (i) có thể nhận thấy đấu ẩn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh (như nội dung, cốt chuyện, tuyển nhân vật... của tác phẩm gốc); (ii) có dấu ấn sáng tạo riêng của tác giả tác phẩm phái sinh, thể hiện qua việc phát triển về nội dung hay thay đổi hình thức thể hiện, ngôn ngữ... của tác phẩm. Tác giả tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ những nội dung có tính nguyên gốc (do họ sáng tạo) và tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến Quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phải sinh. Việc tạo ra, khai thác, sử dụng tác phẩm phái sinh phải được sự cho phép của chủ sở hữu tác phẩm gốc.

Các loại tác phẩm phái sinh

Khoản 8 Điều 4 Luật SHTT liệt kê một số các tác phẩm phái sinh điển hình như: tác phẩm dịch, phóng tác, cái biên, chuyển thể, biển soạn, chủ giải, tuyển chọn.

- Tác phẩm dịch thuật là tác phẩm chuyển tài đầy đủ nội dung của một tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách sáng tạo, Tính sáng tạo của tác phẩm dịch thể hiện ở việc lựa chọn, sắp xếp, sử dụng ngôn ngữ để thể hiện được nội dung cũng như tư tưởng, tình cảm của tác giả trong tác phẩm gốc.

- Tác phẩm phóng tác là tác phẩm được tạo ra dựa theo nội dung, tư tưởng của một tác phẩm đã có nhưng có sự sáng tạo mới về nội dung, tư tưởng, cách thức thể hiện... So với các tác phẩm phái sinh khác, “dấu ấn sáng tạo” của tác phẩm gốc trong tác phẩm phóng tác thường khi mở nhạt, thay vào đó tác phẩm phóng tác có hàm lượng sáng tạo mới cao, thể hiện ở việc tác giả của nó làm mới cả về nội dung. ý tưởng cũng như hình thức thể hiện so với tác phẩm gốc. Thậm chí, tác phẩm phỏng tác có thể chỉ dựa trên ý tưởng của tác phẩm gốc, bản thân nó là một sáng tạo mới hoàn toàn về nội dung và được thể hiện bằng một cách hoàn toàn riêng và độc đảo.

- Tác phẩm cái biển là tác phẩm được sáng tạo ra trên cơ sở một tác phẩm gốc bằng cách thay đổi hình thức diễn đạt. Ví dụ các ban nhạc được hoà âm, phối khi lại là tác phẩm cái biên.

- Tác phẩm chuyển thể là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một tốc phẩm gốc bằng cách thay đổi từ loại hình này sang loại hình khác. Chẳng hạn, một tác phẩm gốc thuộc loại hình văn học được một người khác viết kịch bản và chuyển sang tác phẩm thuộc loại hình điện ảnh. Tác phẩm tuyển chọn là tác phẩm trong đó tập hợp những tác phẩm riêng rẽ một cách chọn lọc của một hoặc nhiều tác giả.

Đặc điểm của tác phẩm phái sinh

Tác phẩm phái sinh ngoài những đặc điểm mà một tác phẩm nói chung có, còn có những đặc điểm rất riêng biệt: (i) Tác phẩm được hình thành dựa trên tác phẩm đã tồn tại nhưng vẫn còn dấu ấn của tác phẩm gốc; (ii) là sáng tạo nguyên, có sáng tạo nhất định về nội dung hình thức và ngôn ngữ…; (iii) quyền tác giả của tác phẩm phái sinh là quyền tự động, phát sinh ngay sau khi tác phẩm được sáng tạo. Tuy nhiên, dù được hình thành trên cơ sở thay đổi tác phẩm đã có, tác giả thay đổi cách thức diễn đạt mang theo dấu ấn riêng mình nhưng tác phẩm vẫn có tính nguyên gốc. Đây là mối liên hệ đặc biệt giữa tác phẩm gốc và tác phẩm phái sinh. Tuy vậy, tác phẩm phái sinh và tác phẩm gốc vẫn là hai tác phẩm độc lập, riêng biệt và được pháp luật bảo hộ quyền tác giả riêng cho từng tác phẩm.

Chủ thể quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh

Theo Điều 4 Luật SHTT 2005, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Như vậy, chủ thể của quyền tác giả có thể là chính tác giả (đồng tác giả), hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Bên cạnh đó cũng có một số cá nhân được sở hữu tác phẩm không phải do họ sáng tạo mà do được chuyển giao hoặc được thừa kế của cả nhân khác để lại, chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả, ngoài ra còn có chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước và những tác phẩm thuộc về công chúng.

Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả

Theo Điều 37 Luật sở hữu trí tuệ  2005:

Điều 37. Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả

Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân và các quyền tài sản

Tác giả của một tác phẩm đồng thời thừa nhận là chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó nếu tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm mà không phải thực hiện theo nhiệm vụ hoặc theo hợp đồng giao việc. Trường hợp này, tác phẩm là kết quả của sự đầu tư trí tuệ, thời gian, tài chính, cơ sở vật chất của chính tác giả. Việc tạo ra tác phẩm là do tác giả quyết định, không phải do người khác thuế hay giao nhiệm vụ cho tác giả sáng tạo. Với tư cách vừa là tác giả, vừa là chủ sở hữu Quyền tác nên toàn bộ các quyền nhân thân cũng như quyền tài sản có được từ tác phẩm sẽ thuộc về tác giả.

Bên cạnh tác giả thì còn có đồng tác giả là chủ sở hữu quyền tác giả Điều 38, Luật sở hữu trí năm 2005 quy định:

Điều 38. Chủ sở hữu quyền tác giả là đồng tác giả

Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm đó.

Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền nhân thân và tài sản đối với phần riêng biệt đó.”

Nếu tác phẩm do nhiều người sử dụng thời gian tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật của mình để cùng tạo ra tác phẩm thì họ là đồng tác giả và đồng thời là đồng chủ sở hữu QTG đối với tác phẩm đó. Về bản chất, đồng tác giả trong trường hợp này là các chủ sở hữu chung hợp nhất, có chung các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm.

Chủ sở hữu quyền tác giả không đồng thời là tác giả.

Chủ sở hữu Quyền tác giả không đồng thời là tác giả trong những trường hợp như: tác giả sáng tạo ra tác phẩm theo nhiệm vụ, theo hợp đồng hoặc tác gia đồng thời là chủ sở hữu Quyền tác giả đã chết nhưng Quyền tác giả được chuyển giao cho người thừa kế... Chủ sở hữu Quyền tác giả được xác định là các cá nhân, tổ chức sau:

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

Theo Điều 39, Luật sở hữu trí năm 2005  quy định:

Điều 39. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền tài sản đối với tác phẩm và quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền tài sản đối với tác phẩm và quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Trường hợp tác giả sáng tạo tác phẩm theo nhiệm vụ chuyên môn do cơ quan tổ chức nơi mình làm việc giao thì người tạo ra tác phẩm là tác giả và chỉ được hưởng các quyền nhân thân đối với tác phẩm. Chủ sở hữu quyền tài sản đối với tác phẩm thuộc về cơ quan tổ chức đã giao nhiệm vụ.

Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả để tác giả tạo ra tác phẩm theo hợp đồng đã giao kết là chủ sở hữu quyền tài sản đối với tác phẩm đó. Nếu chỉ một cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả để tạo ra tác phẩm theo hợp đồng đó thì chỉ riêng tổ chức, cá nhân hoặc cơ quan đó là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Ngược lại, nếu nhiều tổ chức hay nhiều cá nhân cùng giao kết một hợp đồng sáng tạo tác phẩm với tác giả thì sẽ là đồng chủ sở hữu đối với các quyền nói trên.

Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế

Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền tài sản và quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm.

Người được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế (bao gồm tổ chức, cá nhân) là chủ sở hữu quyền thuộc về tác phẩm được thừa kế. Trong đó, chỉ người nào được thừa kế quyền tác giả của người để lại thừa kế là chủ sở hữu quyền tác giả mới đối với tác phẩm được thừa kế. Mặt khác, cần phải xác định thêm là nếu có nhiều người thừa kế là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm mà người để lại thừa kế không phân định phần quyền của mỗi người thì họ được xác định là đồng chủ sở hữu chung hợp nhất về quyền tác giả, nếu người thừa kế xác định cụ thể về phần quyền mà mỗi thừa kế được hưởng thì mỗi người là chủ sở hữu quyền tác giả đối với riêng phần quyền đó.

Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền

Căn cứ điều 41 luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 theo đó:

- Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bố hoặc cho người khác công bố tác phẩm theo thoả thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả.

- Tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định. Khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định thì chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm này, các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền tác giả của tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng được xác định theo quy định của Luật sở hữ trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước

 Điều 42 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ 2022  quy định Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:

- Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được sáng tạo do cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ, đấu thầu;

- Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan cho Nhà nước;

- Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan chết không có người thừa kế; người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản.

Nhà nước đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan trong các trường hợp sau đây:

- Tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà không thể tìm được hoặc không xác định được chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, đồng chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định của Luật này;

- Tác phẩm khuyết danh cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả được xác định, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng quyền đối với tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định. Khi danh tính của tác giả, đồng tác giả được xác định thì chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm này, các quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền tác giả của tổ chức, cá nhân đang quản lý hoặc nhận chuyển nhượng được xác định theo quy định.

Chủ sở hữu quyền tác giả là công chúng

Các kết quả sáng tạo trí tuệ thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học có vai trò quan trọng trong đời sống tính thần của xã hội cũng như có giá trị to lớn đối với nền công nghiệp văn hoá, giải trí. Vì vậy, pháp luật trao cho chủ thể sáng tạo và đầu tư độc quyền khai thác giá trị kinh tế của tác phẩm trong một thời hạn để bù đắp công sức sáng tạo và đầu tư, tặng thưởng xứng đáng cho những nỗ lực sáng tạo của họ nhằm tạo động lực khuyến khích sáng tạo. Khi thời bạn bảo hộ kết thúc, tác phẩm trở thành tài sản công cộng và công chúng trở thành “người chủ" tác phẩm, có quyền sử dụng tài sản chung mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhưng phải tôn các quyền nhân thân của tác giả.

Bên cạnh những tác phẩm thuộc về công chúng do hết thời hạn bảo hộ, một số loại tác phẩm do tính chất, vai trò của nó đối với xã hội, lợi ích công cộng, đòi hởi công chúng phải được tiếp cận hay sử dụng. nền nó không thuộc phạm vi được bảo hộ Quyề tác giả, như: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, quy trình, khái niệm... Những đối tượng này công chúng có quyền tiếp cận, sử dụng mà không phải xin phép. không phải trả nhuận bút, thù lao. Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật dân sự tác giả đồng thời là chủ sở hữu Quyền tác giả có thể tự chấm dứt quyền sở hữu Quyền tác giả của mình bằng việc tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vì chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền sở hữu Quyền tác giả đổi với tác phẩm. 

Dịch vụ tư vấn pháp luật về tác phẩm phái sinh 

Trường hợp có thắc măc, chưa nắm rõ quy định pháp luật về tác phẩm phái sinh, bạn hãy Liên Hệ Ngay qua số 0908308123 với Công ty Luật Hoàng Anh để được Tư Vấn Miễn Phí và Cung Cấp Dịch Vụ

Các luật sư của Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, sẽ tư vấn và thay mặt Khách hàng thực hiện các thủ tục cần thiết một cách NHANH CHÓNG - HIỆU QUẢ nhất.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư