Phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu? Vụ việc cụ thể?

Thứ sáu, 01/12/2023, 07:18:44 (GMT+7)

Quy định về tranh chấp nhãn hiệu. Vụ tranh chấp sở hữu trí tuệ nổi tiếng tại VN. Tư vấn miễn phí và cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp nhãn hiệu tốt nhất.

 Tranh chấp nhãn hiệu là điều không thể tránh trong thời kỳ nền kinh tế đang phát triển mạnh như hiện nay. Vậy tranh chấp về nhãn hiệu là gì? Có những phương thức nào để giải quyết tranh chấp nhãn hiệu? Hãy cùng Luật Hoàng Anh tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây hoặc GỌI NGAY tới hotline 0908308123 để được Luật sư cung cấp dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ nhanh chóng - chính xác và hiệu quả nhất.

Căn cứ pháp lý

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội;

-  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, ngày 16 tháng 6 năm 2022 (Luật Sở hữu trí tuệ 2022);

- Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

- Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

- Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, năng lượng nguyên tử.

Nhãn hiệu là gì?

Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đưa ra khái niệm về nhãn hiệu như sau: "Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau."

Trên thực tế, nhãn hiệu là phương tiện hữu hiệu để xác định, đặt hàng, quảng cáo, mua bán hàng hóa. Bởi nhãn hiệu là công cụ để đánh dấu những hàng hóa, dịch vụ đến từ một nhà sản xuất nhất định, từ đó đam lại cho người tiêu dùng sự bảo đảm về chất lượng. Nhãn hiệu cũng giúp thúc đẩy sự phát triển các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. 

Luật sở hữu trí tuệ 2022 cũng đã có những thay đổi nhất định đối với nhãn hiệu nổi tiếng.  Theo đó, nhãn hiệu nổi tiếng không còn là “nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam” mà chỉ cần được “bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam”. Việc thay từ “người tiêu dùng” thành “bộ phận công chúng” là phù hợp, bởi nó giới hạn lại phạm vi đánh giá về một dấu hiệu có được xem là nhãn hiệu nổi tiếng hay không.

Với những vai trò của nhãn hiệu thì vấn đề xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu cũng là một trong những vấn đề cốt lõi trong Luật Sở hữu trí tuệ. Phần tiếp theo cùa bài viết Luật Hoàng Anh sẽ đi sâu làm rõ những quy định của pháp luật hiện hành về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Tranh chấp nhãn hiệu là gì?

Tranh chấp nhãn hiệu có thể hiểu là những mâu thuẫn, xung đột về quyền và lợi ích giữa hai hay nhiều bên có liên quan đến nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Các bên trong quan hệ tranh chấp cho rằng nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ thuộc quyền sở hữu của họ; việc bên kia sử dụng nhãn hiệu làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Hay nói cách khác, tranh chấp nhãn hiệu xảy ra khi có sự xuất hiện của hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu như sau:

"1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng."

Theo đó, ba yếu tố được xem xét để kết luận một hành vi có xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu không đó là:

(i) so sánh dấu hiệu bị xem xét với nhãn hiệu được bảo hộ;

(ii) so sánh hàng hóa/dịch vụ gắn với dấu hiệu bị xem xét với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ;

(iii) xem xét khả năng gây nhầm lẫn;

Việc xem xét các yếu tố trên đối với nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng là khác nhau, cụ thể:

 

Nhãn hiệu/dấu hiệu

Hàng hóa/dịch vụ

Điều kiện về khả năng gây nhầm lẫn

Kết luận

1

Trùng

Trùng

Không cần xem xét

Xâm phạm nhãn hiệu

2

Trùng

Tương tự hoặc có liên quan

Có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa/dịch vụ

Xâm phạm nhãn hiệu

3

Tương tự

Trùng

Có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa/dịch vụ

Xâm phạm nhãn hiệu

4

Tương tự

Tương tự hoặc có liên quan

Có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa/dịch vụ

Xâm phạm nhãn hiệu

5

Trùng/tương tự/dưới dạng dịch nghĩa/phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng

Bất kỳ (kể cả không trùng, không tương tự, không liên quan)

có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng

 

Xâm phạm nhãn hiệu nổi tiếng

Ở trường hợp thứ nhất, việc sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng kí kèm theo nhãn hiệu đó thì không cần xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu để kết luận có hành vi xâm phạm. Nói cách khác, hành vi xâm phạm nhãn hiệu trong trường hợp này chỉ cần thoả mãn hai yếu tố: “dấu hiệu trùng” và “hàng hoá/dịch vụ trùng". Đây là trường hợp xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu ở mức độ cao nhất vì liên quan tới một trong các loại hàng giả là “hàng hoá giả mạo nhãn hiệu". Theo khoản 2 Điều 213 Luật SHTT, hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu. Hành vi xâm phạm liên quan tới hàng hoá giả mạo SHTT thường có mức chế tài nghiêm khắc hơn hành vi xâm phạm nhãn hiệu thông thường.

 Ở các trường hợp hai, ba và bốn ở bảng trên, bên cạnh hai yếu tố “dấu hiệu trùng” và “hàng hoá dịch vụ tương tự, có liên quan"; hoặc “dấu hiệu tương tự” và “hàng hoá, dịch vụ trung”; hoặc “dấu hiệu tương tự” và "hàng hoá dịch vụ tương tự, có liên quan”, còn cần phải xem xét điều kiện thứ ba về “khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu" để kết luận có xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu không. Nếu việc sử dụng ở các trường hợp này không gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ thì không bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Ở trường hợp thứ năm liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng, mức độ xâm phạm được xác định cao hơn so với nhãn hiệu thông thường, thể hiện ở các yếu tố:

 (i) Về dấu hiệu: có việc sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng; (ii) về hàng hoá dịch vụ: sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ bất kì, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng:

(iii) Yếu tố nhầm lẫn: có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng

Các phương thức giải quyết tranh chấp nhãn hiệu 

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải, thương lượng

Khi bị xâm phạm về quyền và lợi ích đối với nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ của mình, bên bị xâm phạm có quyền yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt các hành vi vi phạm và bồi thường các thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra. Theo đó, các bên có thể cùng nhau thương lượng về mức bồi thường cũng như phương thức bồi thường. Bởi pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của các bên. Phương thức giải quyết này đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng, thuận tiện, ít tốn kém chi phí của các bên. Các bên có tranh chấp xảy ra cũng có thể bảo vệ uy tín cho chính họ, bảo vệ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thực thi dựa trên sự tự nguyện của các bên mà không có chế tài nào áp dụng.

Giải quyết tranh chấp bằng phương thức khởi kiện ra Tòa án

Giải quyết tranh chấp nhãn hiệu bằng việc khởi kiện ra tòa án diễn ra khi hai bên không thể thương lượng hòa giải, theo đó bên bị xâm phạm có quyền khởi kiện bên xâm phạm ra Tòa án theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự. Một số tài liệu cần chuẩn bị cho việc khởi kiện.

Hồ sơ cần chuẩn bị gồm:

+ Đơn khởi kiện;

+ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhãn hiệu hoặc quyền sử dụng hợp pháp nhãn hiệu (Bản sao chứng thực);

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu Chủ sở hữu là doanh nghiệp;

+ CMND/CCCD/Hộ chiếu nếu Chủ sở hữu là cá nhân;

+ Chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm: Mẫu sản phẩm mang nhãn hiệu của doanh nghiệp; mẫu sản phẩm của Bên vi phạm nhãn hiệu; tài liệu chứng minh dấu hiệu vi phạm nhãn hiệu của Bên vi phạm;

+ Thông tin bên vi phạm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ (Nếu có);

+ Thông báo yêu cầu Bên vi phạm chấm dứt hành vi, trong đó ấn định thời gian yêu cầu Bên vi phạm chấm dứt hành vi; chứng cứ chứng minh Bên vi phạm cố tình không thực hiện (Bản sao chứng thực);

+ Chứng cứ chứng minh sự cần thiết phải yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn (Nếu có).

Yêu cầu các Cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính với hành vi xâm phạm nhãn hiệu

Các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bao gồm: Ủy ban nhân dân các cấp, công an, quản lí thị trườn, hải quan và thành tra chuyên ngành bao gồm thanh tra khoa học và công nghệ, thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch, thanh tra thông tin và truyền thông.

Trong đó, thanh tra khoa học và công nghệ có thẩm quyền xử lý và áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính đối với tất cả các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong đó có hành xi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. 

Căn cứ Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 thì hành vi xâm phạm nhãn hiệu có thể bị phạt tiền lên từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng, tùy vào giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm. Ngoài ra, tùy theo tính chất mức độ vi phạm, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung như:

- Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng;

- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm;

- Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm;

- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

- Buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Bản án liên quan đến tranh chấp nhãn hiệu ở Việt Nam

Bản án số: 01/2019/KDTM-PT Ngày 09 – 01 – 2019 của Tòa án cấp cao tại Thành Phố Hồ Chí Minh V/v tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ. (Tranh chấp về xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, giữa nhãn hiệu ASANO và ASANZO)

Công ty Đ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (gọi tắt là GCNĐKNH) “Asano, hình” số 107919 ngày 25/8/2008 cho các hàng hóa Nhóm 07: Máy giặt, máy xay sinh tố chạy điện sử dụng trong gia đình, máy ép trái cây chạy điện sử dụng trong gia đình; Nhóm 09: Ti vi, đầu lọc đĩa DVD, loa, amply, Nhóm 11: Tủ lạnh, điều hòa không khí, nồi cơm điện, lò vi sóng, lò nướng, bếp ga, quạt điện, bình đun nước chạy điện.

Năm 2015, Công ty Đ phát hiện trên thị trường có Công ty Cổ phần Điện tử A Việt Nam (gọi tắt là Công ty A Việt Nam) sử dụng nhãn hiệu ASANZO để gắn vào các hàng hóa và dịch vụ Công ty A Việt Nam như ti vi, máy lạnh, máy xay sinh tố và nhiều hàng hóa gia dụng khác với kiểu dáng, mẫu mã nhãn hiệu giống với nhãn hiệu mà Công ty Đ đã được đăng ký bảo hộ.

Ngày 13/7/2015, Công ty Đ đã yêu cầu cơ quan thừa phát lại tiến hành lập vi bằng hành vi của Công ty A Việt Nam đã bày bán các sản phẩm của Công ty A Việt Nam như tivi led loại 32 inch, 40 inch, 23 inch.

Kết luận của Tòa án:

Công ty A Việt Nam buộc Chấm dứt hành vi xâm phạm, cụ thể là chấm dứt việc sử dụng nhãn hiệu “Asanzo, hình” dán trên giao diện trang wed có địa chỉ: http://asanzo.com.vn, biển hiệu, xe tải và các sản phẩm thuộc nhóm 7, 9, 11 đang lưu hành trên thị trường;

Xóa bỏ nhãn hiệu “Asanzo, hình” đã dán trên toàn bộ sản phẩm thuộc nhóm 7, 9, 11 đang lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam;

Có trách nhiệm thanh toán cho Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đ số tiền bồi thường thiệt hại là 100.000.000 (Một trăm triệu) đồng.

Công ty Cổ phần Điện tử A Việt Nam phải xin lỗi, cải chính công khai trên 03 số liên tiếp của Báo Thanh niên với nội dung là “Chúng tôi Công ty Cổ phần Điện tử ASANZO Việt Nam địa chỉ: Lô A59/I, Đường số 7, KCN V, phường B, quận B1, Thành phố Hồ Chí Minh gửi lời xin lỗi đến Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đ địa chỉ Số 58, Ngõ 295, phố B, phường B, quận H, Thành phố Hà Nội vì đã có hành vi xâm phạm và sử dụng nhãn hiệu số 107919 (ASANO) của Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Đ. Chúng tôi cam kết chấm dứt ngay hành vi vi phạm kể từ thời điểm lời xin lỗi này được đăng tải”. Thi hành tại cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền.

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nhãn hiệu của Luật Hoàng Anh 

Trường hợp có thắc măc, hãy LIÊN HỆ NGAY với Công ty Luật Hoàng Anh qua số điện thoại 0908308123 để được tư vấn trực tiếp và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng bởi những Luật sư UY TÍN - CHẤT LƯỢNG.

Các luật sư của Công ty Luật Hoàng Anh là những luật sư chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề, trực tiếp tiến hành ttuw vấn và cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của bạn một cách nhanh chóng - hiệu quả nhất.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư