2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trong lĩnh vực xuất bản, xuất nhập khẩu xuất bản phẩm cũng là hoạt động rất được quan tâm và đánh giá cao vì những đóng góp tích cực đối với sự phát triển của ngành xuất bản nói riêng và sự phát triển của xã hội nói chung. Bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề xuất khẩu xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật.
Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.
Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức: sách in; sách chữ nổi; tranh, ảnh, bản đồ, áp – phích, tờ rơi, tờ gấp; các loại lịch; bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
Xuất khẩu xuất bản phẩm hiểu là việc đưa xuất bản phẩm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 43 Luật xuất bản 2012 quy định vấn đề xuất khẩu xuất bản phẩm như sau:
Điều 43. Xuất khẩu xuất bản phẩm
Xuất bản phẩm đã được xuất bản và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam được phép xuất khẩu ra nước ngoài.
Như vậy theo quy định nêu trên, các tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức: sách in; sách chữ nổi; tranh, ảnh, bản đồ, áp – phích, tờ rơi, tờ gấp; các loại lịch; bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách đã được xuất bản và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam sẽ được phép xuất khẩu ra nước ngoài.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh