2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thưởng thức cái đẹp là một nhu cầu thông thường của con người. Khi tư duy của con người ngày càng phát triển và nhu cầu vật chất được thỏa mã thì nhu cầu về tinh thần như thưởng thức cái đẹp, cái hay của con người ngày càng cao và biểu hiện phong phú đa dạng hơn. Hiện nay, vấn đề đưa mỹ thuật vào đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của xã hội đang rất sôi động. Để hình thành được đồng bộ sự quy hoạch về mặt thẩm mỹ không phải dễ dàng. Chính vì vậy, Chính phủ đã đưa ra các quy định cụ thể về phát triển mỹ thuật để quản lý thống nhất và đồng bộ các hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về chủ đàu tư công trình tượng đài, tranh hoành tráng theo pháp luật về hoạt động mỹ thuật.
Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 11/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có quy định thủ tục hành chính liên quan đến yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2019.
Căn cứ vào Điều 20 Nghị định 113/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 11/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“1. Quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng là căn cứ để xây dựng kế hoạch, làm cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng.”
Trong đó, tượng đài, tranh hoành tráng là tác phẩm mỹ thuật có chất liệu bền vững, kích thước lớn, có tính biểu tượng cao, đặt cố định nơi công cộng.
Ví dụ: Ngày 25/1/2018, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tượng đài, tranh hoành tráng, tượng, biểu tượng kiến trúc và vườn tượng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, tại thành phố Huế sẽ có 01 tượng đài, 01 tranh hoành tráng, 02 tượng, 08 biểu tượng kiến trúc nghệ thuật, 04 vườn tượng. Trong đó tại Cồn Hến (giữa sông Hương) sẽ có Tượng đài Huyền Trân Công Chúa và Tranh hoành tráng lịch sử và văn hóa Chămpa thuộc loại nhóm A1, quy mô đầu tư 130 tỷ đồng. Được biết, Tượng đài nhóm A1 có kích thước nhân vật cao từ 9m trở lên; Tranh hoành tráng nhóm A1 có kích thước chiều dài từ 9m trở lên.
Theo đó, ngoài việc thực hiện các quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, chủ đầu tư công trình tượng đài, tranh hoành tráng còn có quyền và trách nhiệm sau đây:
1. Tổ chức thực hiện đầu tư theo quy định. Dự án đầu tư xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng phải có thiết kế cơ sở và thuyết minh theo các nội dung: Nội dung chủ đề, hình thức nghệ thuật, quy mô, khối lượng các hạng mục, chất liệu và địa điểm xây dựng; hình thức đầu tư, dự kiến mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư và thời gian thực hiện.
2. Tổ chức sáng tác mẫu phác thảo: Mẫu phác thảo tượng đài, tranh hoành tráng là bản gốc để thể hiện và hoàn chỉnh tác phẩm.
3. Thẩm định hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật và dự toán công trình;
4. Hoàn thiện hồ sơ xây dựng, đề nghị cấp phép xây dựng phần mỹ thuật công trình;
5. Lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng với cá nhân, đơn vị thi công;
6. Lựa chọn người giám sát thi công phần mỹ thuật, chỉ đạo nghệ thuật.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh