2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thư viện là một kho sưu tập các nguồn thông tin, được chọn lọc bởi các chuyên gia và có thể được tiếp cận để tham khảo hay mượn, thường là trong một môi trường yên tĩnh phù hợp cho học tập. Kho tàng của một thư viện có thể chứa đến hàng triệu đầu mục, bao gồm nhiều định dạng như sách, ấn phẩm định kỳ, báo, thủ bản, phim, bản đồ, văn kiện… và nhiều thể loại khác. Thông tin, tư liệu trong thư viện có thể cung cấp một lượng tri thức lớn để phát triển con người về chất một cách lý tưởng nhất và được trao đổi chuyển giao thông tin, tri thức của mỗi quốc gia dân tộc và phục vụ cho sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội. Đồng thời nâng phát triển văn hóa đọc của giới trẻ trước sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện nay.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về đánh giá hoạt động thư viện theo Điều 37 Luật Thư viện số 46/2019/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2019 (sau đây được gọi tắt là Luật Thư viện năm 2019).
Thư viện là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
Dựa theo khoản 1 Điều 37 Luật Thư viện năm 2019 quy định như sau:
“1. Việc đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện đối với các loại thư viện nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về thư viện và nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện.”
Theo đó, việc đánh giá hoạt động thư viện nhằm 02 mục đích sau:
Về nguyên tắc đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện như sau:
Bảo đảm tính khách quan, chính xác, đúng quy định của pháp luật trong đánh giá hoạt động thư viện thông qua việc sử dụng phương pháp định lượng, thống kê, tính toán, thu thập số liệu theo tiêu chuẩn quốc gia.
Bảo đảm tính trung thực, công khai, minh bạch, bình đẳng trong đánh giá hoạt động thư viện thông qua việc thu thập các thông tin, số liệu đánh giá được điều tra, thu thập tại các thư viện, đồng thời với việc lấy ý kiến người sử dụng thư viện theo tiêu chuẩn quốc gia được áp dụng chung đối với các loại thư viện.
Đánh giá hằng năm với kỳ đánh giá được thư viện thực hiện tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước đến hết ngày 30 tháng 11 của năm báo cáo. Đối với thư viện thuộc các cơ sở giáo dục, việc tự đánh giá có thể được kết hợp thực hiện theo năm học.
Theo đó, Tiêu chí, phương pháp, thủ tục đánh giá hoạt động thư viện được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia, cụ thể:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng cấp tỉnh, thư viện công lập có vai trò quan trọng thực hiện đánh giá đủ các tiêu chí theo tiêu chuẩn quốc gia;
- Thư viện thuộc các loại hình còn lại thực hiện đánh giá theo các tiêu chí do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện lựa chọn từ bộ tiêu chí theo tiêu chuẩn quốc gia trên nguyên tắc bảo đảm các nhóm tiêu chí phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mô và vai trò của thư viện.
Việc tổ chức thực hiện đánh giá hoạt động thư viện gồm 03 hình thức sau:
- Thư viện tự đánh giá: Thư viện tự đánh giá hoạt động theo hướng dẫn và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá theo mẫu về cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện (nếu có), cơ quan quản lý nhà nước (khi được yêu cầu) chậm nhất vào ngày 30 tháng 12 hằng năm; hoặc 60 ngày sau khi kết thúc năm học đối với trường hợp đánh giá theo năm học.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện đánh giá: Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện lựa chọn tiêu chí đánh giá từ bộ tiêu chí theo tiêu chuẩn quốc gia trên nguyên tắc bảo đảm các nhóm tiêu chí phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quy mô và vai trò của thư viện.
- Cơ quan quản lý nhà nước về thư viện đánh giá.
Phương thức đánh giá của hình thức này gồm:
Hiện nay, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 05/2020/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 8 năm 2020 quy định về đánh giá hoạt động thư viện.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh