2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thư viện là một kho sưu tập các nguồn thông tin, được chọn lọc bởi các chuyên gia và có thể được tiếp cận để tham khảo hay mượn, thường là trong một môi trường yên tĩnh phù hợp cho học tập. Kho tàng của một thư viện có thể chứa đến hàng triệu đầu mục, bao gồm nhiều định dạng như sách, ấn phẩm định kỳ, báo, thủ bản, phim, bản đồ, văn kiện… và nhiều thể loại khác. Thông tin, tư liệu trong thư viện có thể cung cấp một lượng tri thức lớn để phát triển con người về chất một cách lý tưởng nhất và được trao đổi chuyển giao thông tin, tri thức của mỗi quốc gia dân tộc và phục vụ cho sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về điều kiện thành lập thư viện công cộng cấp xã theo pháp luật về thư viện.
Luật Thư viện số 46/2019/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2019 (sau đây được gọi tắt là Luật Thư viện năm 2019).
Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 08 năm 2020 của Chính phủ về hướng dẫn Luật Thư viện.
Dựa theo khoản 1 Điều 3 Luật Thư viện năm 2019 thì thư viện được định nghĩa như sau:
“Thư viện là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.”
Thư viện chính được coi là một kho sưu tập các nguồn thông tin được chọn lọc bởi các chuyên gia và có thể được tiếp cận để tham khảo hay mượn. Kho tàng của một thư viện có thể chứa đến hàng chục triệu đầu mục, bao gồm nhiều định dạng như sách, báo, phim, bản đồ, văn kiện, đĩa CD, sách điện tử, cơ sở dữ liệu…
Thư viện có thể được xây dựng và bảo quản bởi cơ quan nhà nước hay một tổ chức, một công ty và cũng có thể do một cá nhân dựng lên. Ngoài việc cung cấp tài liệu, thư viện còn được phục vụ bởi các thủ thư, những chuyên gia trong việc tìm kiếm và sắp xếp thông tin và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Thư viện cũng có thể được tạo lập bởi kho tài liệu số và mạng internet.
Theo đó, Thư viện công cộng cấp xã là thư viện có vốn tài liệu tổng hợp thuộc mọi ngành, lĩnh vực khoa học, phục vụ rộng rãi mọi đối tượng đọc trong các hoạt động sau: Phát triển tài nguyên thông tin bao gồm: Tài liệu cổ quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt, tài nguyên thông tin về tiếng nói, chữ viết của người dân tộc thiểu số; tài nguyên thông tin của địa phương và viết về địa phương; xử lý thông tin, xây dựng sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện; bảo quản các tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt của xã, phường, thị trấn.
Có mục tiêu hoạt động đáp ứng các yêu cầu về chức năng, nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều 11 của Luật Thư viện; có đối tượng phục vụ là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng thư viện trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
Có ít nhất 2.000 bản sách và 02 đầu báo, tạp chí (khuyến khích sử dụng báo điện tử) được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
Có cơ sở vật chất và tiện ích thư viện bảo đảm các yêu cầu sau:
- Được bố trí ở gần cộng đồng dân cư hoặc vị trí giao thông thuận tiện;
- Không gian thư viện phải đáp ứng yêu cầu bảo quản tài nguyên thông tin, khu vực phục vụ và khu vệ sinh;
- Bảo đảm ít nhất 40 m2 đối với không gian đọc cho người sử dụng thư viện;
- Có các phương tiện, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của người làm công tác thư viện và phục vụ người sử dụng thư viện; bảo đảm các thiết bị, phương tiện bảo quản tài nguyên thông tin, an ninh, an toàn và phòng cháy, chữa cháy.
Người làm công tác thư viện tốt nghiệp từ trung học phổ thông trở lên, đã tham gia tập huấn hoặc được hướng dẫn nghiệp vụ về thư viện.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh