Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của Nghị định về hoạt động mỹ thuật là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:05 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của Nghị định về hoạt động mỹ thuật

Thưởng thức cái đẹp là một nhu cầu thông thường của con người. Khi tư duy của con người ngày càng phát triển và nhu cầu vật chất được thỏa mã thì nhu cầu về tinh thần như thưởng thức cái đẹp, cái hay của con người ngày càng cao và biểu hiện phong phú đa dạng hơn. Hiện nay, vấn đề đưa mỹ thuật vào đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của xã hội đang rất sôi động. Để hình thành được đồng bộ sự quy hoạch về mặt thẩm mỹ không phải dễ dàng. Chính vì vậy, Chính phủ đã đưa ra các quy định cụ thể về phát triển mỹ thuật để quản lý thống nhất và đồng bộ các hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các chính sách của Nhà nước về đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của pháp luật về hoạt động mỹ thuật.

Cơ sở pháp lý

Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 11/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có quy định thủ tục hành chính liên quan đến yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2019.

Phạm vi điều chỉnh

Theo Điều 1 Nghị định 113/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 11/2019/NĐ-CP thì phạm vi điều chỉnh của Nghị định về hoạt động mỹ thuật, bao gồm:

  • Thi sáng tác và triển lãm mỹ thuật: Triển lãm mỹ thuật là việc trưng bày, công bố, giới thiệu tác phẩm mỹ thuật đến công chúng, bao gồm triển lãm quy mô toàn quốc, khu vực, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; triển lãm do các tổ chức, cơ quan, nhóm, cá nhân thực hiện; triển lãm của Việt Nam tại nước ngoài và triển lãm của nước ngoài tổ chức tại Việt Nam.
  • Trưng bày, mua bán, sao chép, đấu giá, giám định tác phẩm mỹ thuật: Tác phẩm mỹ thuật là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục
  • Tượng đài, tranh hoành tráng: Tượng đài, tranh hoành tráng là tác phẩm mỹ thuật có chất liệu bền vững, kích thước lớn, có tính biểu tượng cao, đặt cố định nơi công cộng.
  • Trại sáng tác điêu khắc gồm: Tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng.

Đối tượng áp dụng

Mỹ thuật được hiểu một cách đơn giản là những cái đẹp từ nghệ thuật, có thể là do con người hoặc tự nhiên tạo ra và có thể nhìn thấy được. Cái đẹp của nghệ thuật là dựa vào sự hiểu biết, sở thích và thẩm mỹ của riêng mỗi người. Chính vì vậy mà không có quan niệm chuẩn mực của mỹ thuật. Sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia đòi hỏi sự tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với việc xây dựng môi trường văn hóa, tiến bộ xã hội. Sự kết hợp hài hòa giữa kinh tế và văn hóa sẽ khơi dậy tiềm năng sáng tạo của mỗi quốc gia. Và trong quá trình phát triển, mỹ thuậtnhư là một yếu tố cấu thành của văn hóa đã tham gia một cách tích cực, hiệu quả vào quá trình này.

Theo đó, Nghị định về hoạt động mỹ thuật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động mỹ thuật tại Việt Nam.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư