Hình thức lấy ý kiến về dự kiến đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:08 (GMT+7)

Việc lấy ý kiến về dự kiến đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng là yêu cầu bắt buộc. Hội đồng tư vấn có nhiệm vụ tổ chức lấy ý kiến cơ quan chuyên môn và cần công bố công khai dự kiến đặt tên hoặc đổi tên đường, phố, công trình công cộng để

Lấy ý kiến về dự kiến đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng

Căn cứ Điều 17 Nghị định 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7  năm 2005 quy định, Ủy ban nhân dân cần thành lập Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng để giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nghiên cứu xác lập ngân hàng tên; lên danh mục tên các đường, phố và công trình công cộng cần đặt tên hoặc đổi tên; lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn.

Việc lấy ý kiến về dự kiến đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng là yêu cầu bắt buộc. Hội đồng tư vấn có nhiệm vụ tổ chức lấy ý kiến cơ quan chuyên môn và cần công bố công khai dự kiến đặt tên hoặc đổi tên đường, phố, công trình công cộng để nhân dân tham gia góp ý kiến trước khi ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trình Hội đồng nhân dân cùng cấp tại các kỳ họp thường kỳ hàng năm.

Tổ chức lấy ý kiến cơ quan chuyên môn và công khai tên đường, phố

Tổ chức hội nghị gồm đại diện các cơ quan và các nhà khoa học về các lĩnh vực có liên quan để lấy ý kiến. Bao gồm: Hội Khoa học lịch sử, Hội Văn học nghệ thuật ..., các tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các nhà khoa học.

Công bố công khai dự kiến đặt tên hoặc đổi tên đường, phố, công trình công cộng để nhân dân tham gia ý kiến.

Lấy ý kiến về dự kiến tên đường, phố và công trình công cộng trong trường hợp đặc biệt

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 thành phố lớn nhất cả nước, giao thông phát triển với nhiều đường, phố lớn, mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa của dân tộc.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phải lấy ý kiến Bộ Văn hóa – Thông tin về dự kiến đặt tên, đổi tên công trình công cộng có quy mô lớn, có ý nghĩa quan trọng, tên đường, phố trước khi trình Hội đồng nhân dân thành phố.

Hồ sơ gửi tới Bộ Văn hóa – Thông tin (Cục Di sản văn hóa) gồm:

- Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố;

- Tóm tắt ý nghĩa của tên dự kiến đặt cho đường, phố, công trình công cộng; mô tả tóm tắt về quy mô của đường, phố hoặc công trình công cộng đó;

- Sơ đồ vị trí đường, phố, công trình công cộng dự kiến đặt tên.

Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ và trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin để có văn bản trả lời trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ; trường hợp cần kéo dài thời gian cũng không quá 15 ngày.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết Nghị định 91/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng?

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư