2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế - chính trị thì văn hóa – xã hội Việt Nam cũng đang có những bước tiến lớn, mang lại được nhiều thành tựu nhất định. Công nghiệp văn hóa là sự sáng tạo và sản xuất ra sản phẩm văn hóa, phát triển thị trường văn hóa với việc phân phối và phổ biến sản phẩm để phục vụ xã hội thì điện ảnh Việt Nam đã đạt được những điều kiện nhất định để xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh. Trong đó, kinh doanh sản xuất, phát hành phim ở nước ta ngày càng mạnh mẽ nhằm phục vụ mục đích giải trí và truyền bá văn hóa xã hội, mang lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, Chính phủ đã có những quy định cụ thể nhằm quản lý sát sao những hoạt động liên quan đến phát hành phim ảnh.
Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ nội dung về lưu chiểu phim theo Điều 45 Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 (sau đây được gọi là Luật Điện ảnh năm 2006).
Căn cứ vào khoản 1 Điều 45 Luật Điện ảnh năm 2006 quy định như sau:
“1. Cơ sở sản xuất phim, cơ sở nhập khẩu phim phải nộp một bản lưu chiểu bộ phim tại cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim.”
Phim là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình. Phổ biến phim là việc đưa phim đến công chúng thông qua chiếu phim, phát sóng trên truyền hình, đưa lên mạng Internet và phương tiện nghe nhìn khác.
Cơ sở dịch vụ sản xuất phim là cơ sở điện ảnh cung cấp phương tiện, trang bị, thiết bị kỹ thuật, bối cảnh và nhân lực cho việc sản xuất phim.
Theo đó việc sản xuất phim, nhập khẩu phim phải được đăng ký giấy phép trước khi hoạt động. Phim nhập khẩu phải có bản quyền hợp pháp và không vi phạm quy về thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia.
Theo quy định thì Phim sản xuất bằng vật liệu nào thì nộp lưu chiểu bằng vật liệu đó.
Lưu chiểu là việc nộp xuất bản phẩm để lưu giữ, đối chiếu, kiểm tra, thẩm định. Lưu chiểu phim điện ảnh nhằm đối chiếu về nội dung, kỹ thuật với bản phim được phép phổ biến, đồng thời để chứng minh sản phẩm của đơn vị, cá nhân sản xuất phim điện ảnh.
Ngoài ra, lưu chiểu phim điện ảnh nhằm đối chiếu về nội dung, kỹ thuật với bản phim được phép phổ biến, đồng thời để chứng minh sản phẩm của đơn vị, cá nhân sản xuất phim điện ảnh.
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 3 Luật Điện ảnh năm 2006.
Theo đó, đối với phim nhựa nhập khẩu, cơ sở nhập khẩu phim nộp lưu chiểu bằng băng phim, đĩa phim được in sang từ bộ phim trình duyệt.
Phim nhựa là phim được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật điện ảnh, được ghi trên vật liệu phim nhựa để chiếu trên màn ảnh thông qua máy chiếu phim. Băng phim, đĩa phim là sản phẩm của phim vi-đi-ô hoặc được in sang từ phim nhựa.
Khoản 4 Điều 45 Luật Điện ảnh năm 2006 quy định:
“4. Trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày phim được cấp giấy phép phổ biến, cơ quan nhận lưu chiểu quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm nộp bản phim lưu chiểu cho cơ sở lưu trữ phim.”
Theo đó, lưu trữ phim được quy định tại Khoản 18 Điều 1 và Điều 2 Luật Điện ảnh sửa đổi 2009 thì Trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày phim được cấp giấy phép phổ biến, cơ sở sản xuất phim tài trợ, đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước phải nộp lưu trữ vật liệu gốc bao gồm gốc hình, gốc tiếng, kịch bản và tài liệu kèm theo phim cho cơ sở lưu trữ phim.
Cơ sở lưu trữ phim có quyền và nghĩa vụ sau:
- Bảo đảm an toàn phim, vật liệu gốc của phim và bảo quản đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tổ chức khai thác phim lưu trữ, cung cấp lại bản sao, in trích tư liệu cho cơ sở sản xuất phim có phim lưu trữ theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động bảo quản, lưu trữ, phục hồi, khai thác phim.
- Mua những tác phẩm điện ảnh có giá trị trong nước và nước ngoài để phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh