2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thưởng thức cái đẹp là một nhu cầu thông thường của con người. Khi tư duy của con người ngày càng phát triển và nhu cầu vật chất được thỏa mã thì nhu cầu về tinh thần như thưởng thức cái đẹp, cái hay của con người ngày càng cao và biểu hiện phong phú đa dạng hơn. Hiện nay, vấn đề đưa mỹ thuật vào đời sống văn hóa tinh thần và vật chất của xã hội đang rất sôi động. Để hình thành được đồng bộ sự quy hoạch về mặt thẩm mỹ không phải dễ dàng. Chính vì vậy, Chính phủ đã đưa ra các quy định cụ thể về phát triển mỹ thuật để quản lý thống nhất và đồng bộ các hoạt động trong lĩnh vực mỹ thuật.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ nội dung quản lý nhà nước pháp luật về hoạt động mỹ thuật.
Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 11/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định có quy định thủ tục hành chính liên quan đến yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 3 năm 2019.
Sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia đòi hỏi sự tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với việc xây dựng môi trường văn hóa, tiến bộ xã hội. Sự kết hợp hài hòa giữa kinh tế và văn hóa sẽ khơi dậy tiềm năng sáng tạo của mỗi quốc gia. Và trong quá trình phát triển, mỹ thuật như là một yếu tố cấu thành của văn hóa đã tham gia một cách tích cực, hiệu quả vào quá trình này.
Theo đó, cần xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về hoạt động mỹ thuật; phổ biến, giáo dục pháp luật về mỹ thuật.
Khoản 2 Điều 5 Nghị định 113/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 11/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“2. Nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn và quản lý mỹ thuật.”
Theo đó, công tác quản lý hoạt động mỹ thuật cần không ngừng nâng cao và đổi mới để thích nghi với thời kỳ hội nhập của đất nước.
Đối với hoạt động mỹ thuật có điều kiện cần phải được cấp hoặc thu hồi giấy phép trong hoạt động mỹ thuật để quản lý một cách chặt chẽ và đảm bảo an ninh, phát triển bền vững xã hội.
Ví dụ: giấy phép triển lãm mỹ thuật. Thẩm quyền cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật được phân chia theo quy mô của triển lãm. Đối với những triển lãm nhỏ do địa phương, cá nhân tổ chức; hoặc nếu có ra nước ngoài thì không mang tính chất đại diện cho Việt Nam thì sẽ do UBND cấp tỉnh quản lý. Còn nếu do tổ chức thực hiện; hoặc đại diện cho Việt Nam thì sẽ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép.
Nội dung tiếp theo trong quản lý nhà nước về hoạt động mỹ thuật là Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động mỹ thuật; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với cá nhân và tác phẩm mỹ thuật.
Theo đó, công tác thi đua khen thưởng cần làm kịp thời, tích cực, chủ động, nhưng phải thực chất, chống việc chạy theo thành tích.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu còn gặp nhiều khó khắn, nhưng hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam vẫn được tăng cường và thúc đẩy theo hướng có hiệu quả và trọng tâm. Các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam ở nước ngoài đã góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Trong đó, việc hợp tác quốc tế về hoạt động mỹ thuật góp phần tôn vinh vẻ đẹp của đất nước và kết nối các quốc gia lại với nhau, truyền bá văn hóa và những thông điệp đẹp ra ngoài thế giới. Đồng thời, phát triển xã hội đi kèm với kinh tế của nước nhà.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động mỹ thuật.
Trong Nghị định 3/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo tại Điều 17 đã quy định về vi phạm quy định về hoạt động mỹ thuật như sau:
⇒ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật theo quy định;
Tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
Không gửi báo cáo kết quả cuộc thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
Kê khai không trung thực trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sao chép tác phẩm mỹ thuật về danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, lãnh tụ hoặc hồ sơ đề nghị cấp giấy phép triển lãm mỹ thuật hoặc hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng hoặc hồ sơ thông báo tổ chức thi sáng tác tác phẩm mỹ thuật.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh