2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thư viện là một kho sưu tập các nguồn thông tin, được chọn lọc bởi các chuyên gia và có thể được tiếp cận để tham khảo hay mượn, thường là trong một môi trường yên tĩnh phù hợp cho học tập. Kho tàng của một thư viện có thể chứa đến hàng triệu đầu mục, bao gồm nhiều định dạng như sách, ấn phẩm định kỳ, báo, thủ bản, phim, bản đồ, văn kiện… và nhiều thể loại khác. Thông tin, tư liệu trong thư viện có thể cung cấp một lượng tri thức lớn để phát triển con người về chất một cách lý tưởng nhất và được trao đổi chuyển giao thông tin, tri thức của mỗi quốc gia dân tộc và phục vụ cho sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội. Đồng thời nâng phát triển văn hóa đọc của giới trẻ trước sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện nay.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về phối hợp giữa thư viện với cơ quan tổ chức theo Điều 34 Luật Thư viện số 46/2019/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2019 (sau đây được gọi tắt là Luật Thư viện năm 2019).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Thư viện năm 2019 thì thư viện được ghi nhận như sau:
“1. Thư viện là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.”
Phối hợp và hợp tác giữa các thư viện trên thế giới có lịch sử hàng trăm năm nay nhưng nó chỉ thực sự phát triển mạnh từ cuối thế kỷ XIX. Những hình thức chủ yếu của phối hợp trong thời gian dài là biên soạn mục lục liên hợp, trao đổi sách, mượn giữa các thư viện. Trong những năm 40 50 của thế kỷ XX còn thêm phối hợp bổ sung và hiện nay là tạo lập các cơ sở dữ liệu (CSDL). Sự phối hợp mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả như tiết kiệm được một số khoản tài chính, nhân lực và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các thư viện thành viên.
Ở Việt Nam, các thư viện bắt đầu có các hoạt động phối hợp kể từ khi Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 178/CP ngày 16/9/1970 “Về công tác thư viện.
Theo đó, thư viện phối hợp với cơ quan, tổ chức trong các hoạt động sau đây:
- Bảo quản tài nguyên thông tin, cơ sở dữ liệu;
- Khai thác, chia sẻ, phát huy hiệu quả sử dụng tài nguyên thông tin của thư viện và tư liệu, cơ sở dữ liệu của các cơ quan, tổ chức phối hợp;
- Tổ chức các hình thức dịch vụ thư viện phục vụ người sử dụng thư viện và công chúng.
Theo Luật thư viện năm 2019 thì hoạt động phối hợp giữa thư viện và các cơ quan, tổ chức nhằm các mục đích gồm:
- Thư viện phối hợp với cơ quan, tổ chức về thông tin khoa học và công nghệ, lưu trữ nhằm bảo đảm việc sử dụng và bảo quản hiệu quả tài nguyên thông tin, ngân hàng dữ liệu của Nhà nước, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khác theo chương trình hợp tác, hợp đồng và quy định của pháp luật.
- Thư viện phối hợp với cơ quan, tổ chức về văn hóa, du lịch và cơ quan, tổ chức khác nhằm đa dạng hình thức phục vụ và dịch vụ thư viện.
Từ những nội dung trên, có thể nêu rất nhiều hoạt động cần sự phối hợp nhưng do mới khởi động lại quá trình này nên chúng tôi cho rằng cần phối hợp ở những hoạt động thật cấp thiết. Trên tinh thần đó, các hướng ưu tiên cho phối hợp giữa các thư viện và cơ quan thông tin cần được chú trọng như sau:
- Phối hợp bổ sung tài liệu nước ngoài.
- Tạo lập CSDL toàn văn các tài liệu dân tộc (của Việt Nam).
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh