Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành phim được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:01 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành phim theo Luật Điện ảnh năm 2006

Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế - chính trị thì văn hóa – xã hội Việt Nam cũng đang có những bước tiến lớn, mang lại được nhiều thành tựu nhất định. Công nghiệp văn hóa là sự sáng tạo và sản xuất ra sản phẩm văn hóa, phát triển thị trường văn hóa với việc phân phối và phổ biến sản phẩm để phục vụ xã hội thì điện ảnh Việt Nam đã đạt được những điều kiện nhất định để xây dựng ngành công nghiệp điện ảnh. Trong đó, kinh doanh sản xuất, phát hành phim ở nước ta ngày càng mạnh mẽ nhằm phục vụ mục đích giải trí và truyền bá văn hóa xã hội, mang lại lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, Chính phủ đã có những quy định cụ thể nhằm quản lý sát sao những hoạt động liên quan đến phát hành phim ảnh.

Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành phim theo Điều 26 Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 06 năm 2006 (sau đây được gọi là Luật Điện ảnh năm 2006).

Thực hiện kinh doanh theo đúng nội dung đã đăng ký

Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật Điện ảnh năm 2006 quy định quyền và nghĩa vụ đầu tiên của doanh nghiệp phát hành phim là:

“1. Thực hiện kinh doanh theo đúng nội dung đã đăng ký.”

Phim là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình. Phát hành phim là quá trình lưu thông phim thông qua hình thức bán, cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu.

Đối tượng được thành lập và quản lý doanh nghiệp Phát hành phim gồm có: Tổ chức, cá nhân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có quyền thành lập; quản lý doanh nghiệp sản xuất phim, doanh nghiệp phát hành phim; doanh nghiệp phổ biến phim tại Việt Nam theo quy định của Luật Điện ảnh và Luật doanh nghiệp và Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền thành lập; quản lý doanh nghiệp phát hành phim; doanh nghiệp phổ biến phim tại Việt Nam theo quy định của Luật Điện ảnh và Luật doanh nghiệp.

Phim Việt Nam do cơ sở sản xuất phim sản xuất, phim nhập khẩu chỉ được phát hành; phổ biến khi đã có Giấy phép phổ biến phim của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh. Như vậy, có thể hiểu giấy phép phát hành phim chính là giấy phép phổ biến phim.

Trao đổi phim, hợp tác, liên doanh để phát hành phim

Khoản 2 Điều 26 Luật Điện ảnh năm 2006 quy định như sau:

“2. Trao đổi phim, hợp tác, liên doanh với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài để phát hành phim.”

Các hình thức phim được phát hành hiện nay gồm:

  • Phim nhựa là phim được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật điện ảnh, được ghi trên vật liệu phim nhựa để chiếu trên màn ảnh thông qua máy chiếu phim.
  • Phim vi-đi-ô là phim sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật vi-đi-ô, được ghi trên băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phát thông qua thiết bị vi-đi-ô.
  • Phim truyền hình là phim vi-đi-ô để phát trên sóng truyền hình.
  • Băng phim, đĩa phim là sản phẩm của phim vi-đi-ô hoặc được in sang từ phim nhựa.

Theo đó, việc trao đổi, hợp tác trong và ngoài nước trong hoạt động phát hành phim giúp doanh thu phim từ thị trường nước ngoài, các nền tảng thu phí trong và ngoài nước có xu hướng tăng lên và mở thêm hướng phát hành, tạo nguồn động lực để các nhà sản xuất mạnh dạn đầu tư nhiều hơn cho tác phẩm của mình. Từ đó, quảng bá và giới thiệu về đất nước – con người Việt Nam đồng thời tạo cơ hội tiếp xúc với sự phát triển hiện đại của các ngành công nghiệp phim ảnh trên thế giới.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư