2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Các hoạt động thể dục, thể thao cho mọi người đã được mở rộng trong các đối tượng và địa bàn; giáo dục thể chất trong trường học được chú trọng; thành tích thể thao đã có những bước tiến đáng khích lệ theo hướng chuyên nghiệp hoá; hệ thống cơ sở vật chất thể dục thể thao từng bước được quy hoạch và nâng cấp; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thể dục, thể thao ngày càng mở rộng.
- Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Luật số 26/2018/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
- Thông tư số 48/2020/TT-BGDDT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định về hoạt động thể thao trong nhà trường.
Dựa theo khoản 1 Điều 20 Luật Thể dục thể thao năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định như sau:
“1. Giáo dục thể chất là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.”
Theo đó, giáo dục thể chất là loại hình giáo dục có hệ thống, có mục đích, tổ chức nhằm truyền đạt tri thức, kỹ năng liên quan đến vận động. Đây là lĩnh vực với đầy đủ nghiệp vụ sư phạm với đầy đủ đặc điểm: vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh, sinh viên, với nguyên tắc sư phạm.
Mục tiêu chung của giáo dục thể chất là rèn luyện sức khỏe, văn hóa, cần cù sáng tạo để tạo nên giá trị kinh tế. Điều này cũng là dấu mốc quan trọng góp phần trong sự nghiệp bảo vệ đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo phương thức ngoại khóa phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao.
1. Giảng dạy môn học giáo dục thể chất theo đúng chương trình.
2. Tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao.
3. Tôn trọng, đối xử công bằng và thực hiện các quy định bảo đảm an toàn cho người học.
4. Được hưởng chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định của Chính phủ.
- Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động thể thao; làm nòng cốt tổ chức các hoạt động thể thao; quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn việc thành lập các câu lạc bộ thể thao, duy trì phát triển phong trào thể thao trong nhà trường.
- Căn cứ nhu cầu của người học và điều kiện thực tế của nhà trường chủ động tham mưu huy động nguồn lực giáo viên, giảng viên giáo dục thể chất của nhà trường và mời hướng dẫn viên ngoài nhà trường tham gia hướng dẫn chuyên môn để tổ chức hiệu quả các hoạt động thể thao.
- Phát hiện và bồi dưỡng học sinh, sinh viên có năng khiếu thể thao tham gia thi đấu các giải thể thao cấp cơ sở, toàn quốc, quốc tế; đề xuất giải pháp cụ thể giúp đỡ các học sinh, sinh viên thể lực yếu, chưa đáp ứng được chương trình môn học Giáo dục thể chất, chưa bảo đảm tiêu chuẩn về quy định đánh giá, xếp loại thể lực; học sinh, sinh viên có những bệnh lý bẩm sinh được miễn hoặc tham gia tập luyện với nội dung và hình thức phù hợp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác của nhà giáo theo quy định hiện hành.
Hiện nay, quyền và nghĩa vụ của người học giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường được quy định chi tiết tại Thông tư số 48/2020/TT-BGDDT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định về hoạt động thể thao trong nhà trường.
Khái quát lại, là một học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, người học có quyền và nghĩa vụ như sau:
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập môn học giáo dục thể chất.
2. Được tham gia hoạt động thể thao theo sở thích.
3. Được tuyển chọn vào các trường năng khiếu thể thao.
4. Được sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh