Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể thư viện được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:06 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể thư viện

Thư viện là một kho sưu tập các nguồn thông tin, được chọn lọc bởi các chuyên gia và có thể được tiếp cận để tham khảo hay mượn, thường là trong một môi trường yên tĩnh phù hợp cho học tập. Kho tàng của một thư viện có thể chứa đến hàng triệu đầu mục, bao gồm nhiều định dạng như sách, ấn phẩm định kỳ, báo, thủ bản, phim, bản đồ, văn kiện… và nhiều thể loại khác. Thông tin, tư liệu trong thư viện có thể cung cấp một lượng tri thức lớn để phát triển con người về chất một cách lý tưởng nhất và được trao đổi chuyển giao thông tin, tri thức của mỗi quốc gia dân tộc và phục vụ cho sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể thư viện theo Điều 21 Luật Thư viện số 46/2019/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2019 (sau đây được gọi tắt là Luật Thư viện năm 2019).

Khái quát

Dựa theo khoản 1 Điều 3 Luật Thư viện năm 2019 thì thư viện được định nghĩa như sau:

“Thư viện là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.”

Một thư viện chính là kho sưu tập các nguồn thông tin được chọn lọc bởi các chuyên gia và có thể được tiếp cận để tham khảo hay mượn. Kho tàng của một thư viện có thể chứa đến hàng chục triệu đầu mục, bao gồm nhiều định dạng như sách, báo, phim, bản đồ, văn kiện, đĩa CD, sách điện tử, cơ sở dữ liệu…

Thư viện có thể được xây dựng và bảo quản bởi cơ quan nhà nước hay một tổ chức, một công ty và cũng có thể do một cá nhân dựng lên. Ngoài việc cung cấp tài liệu, thư viện còn được phục vụ bởi các thủ thư, những chuyên gia trong việc tìm kiếm và sắp xếp thông tin và đáp ứng nhu cầu của người dùng. Thư viện cũng có thể được tạo lập bởi kho tài liệu số và mạng internet.

Hiện nay, thư viện đang ngày một hướng đến ý nghĩa cộng đồng, trở thành nơi tiếp cận thông tin và kiến thức không giới hạn qua nhiều hình thức và nguồn khác nhau, là trung tâm cộng đồng để thực hiện các chương trình công cộng và hỗ trợ học tập dài lâu, phát triển văn hóa đọc.

Đề nghị sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể thư viện

Theo khoản 1 Điều 21 Luật Thư viện năm 2019 quy định như sau:

“1. Việc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể thư viện phải có phương án bảo toàn tài nguyên thông tin được Nhà nước đầu tư, tổ chức, cá nhân tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp cho thư viện.”

Hiện nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ số thì văn hóa đọc của con người ngày một giảm. Vì vậy, hoạt động của nhiều thư viện cũng dần kém hiệu quả, không mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho xã hội. Tuy nhiên, thư viện lại là một trong những thiết chế văn hóa rất quan trọng và cần thiết. Theo đó, đối với việc xử lý thư viện thì một là phải đổi mới để hiệu quả hơn hoặc cần sáp nhập, hợp nhất, chia hay giải thể để sử dụng tài nguyên và nhân lực cho thư viện một cách hiệu quả nhất.

Thẩm quyền quyết định

Cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thư viện có quyền quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể thư viện theo trình tự, thủ tục của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp hoặc pháp luật điều chỉnh cơ quan, tổ chức chủ quản của thư viện.

Theo đó, cơ quan có quyền tiếp nhận hồ sơ thông báo sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể thư viện như sau:

  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Thư viện chuyên ngành ở trung ương, thư viện cấp tỉnh;
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Thư viện chuyên ngành cấp tỉnh, thư viện cấp huyện, thư viện đại học, thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam trên địa bản quản lý;
  • Ủy ban nhân dân cấp huyện: Thư viện cấp xã, thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác; thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng trên địa bản;
  • Ủy ban nhân dân cấp xã: Thư viện cộng đồng trên địa bàn.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư