2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thư viện là một kho sưu tập các nguồn thông tin, được chọn lọc bởi các chuyên gia và có thể được tiếp cận để tham khảo hay mượn, thường là trong một môi trường yên tĩnh phù hợp cho học tập. Kho tàng của một thư viện có thể chứa đến hàng triệu đầu mục, bao gồm nhiều định dạng như sách, ấn phẩm định kỳ, báo, thủ bản, phim, bản đồ, văn kiện… và nhiều thể loại khác. Thông tin, tư liệu trong thư viện có thể cung cấp một lượng tri thức lớn để phát triển con người về chất một cách lý tưởng nhất và được trao đổi chuyển giao thông tin, tri thức của mỗi quốc gia dân tộc và phục vụ cho sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội.
Luật Thư viện số 46/2019/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2019 (sau đây được gọi tắt là Luật Thư viện năm 2019).
Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 08 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thư viện.
Việc sưu tầm phải đáp ứng yêu cầu về tiêu chí đối với tài liệu sưu tầm và thực hiện theo phương thức, trình tự sau:
- Đáp ứng các tiêu chí về tài liệu cổ, tài liệu quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học;
- Có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, không có tranh chấp, khiếu kiện liên quan;
- Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi hoạt động của thư viện.
- Thu thập trong cộng đồng;
- Mua của tổ chức, cá nhân; tiếp nhận từ tổ chức, cá nhân tặng, cho hoặc chuyển giao;
- Trao đổi giữa các thư viện, giữa thư viện với cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Các phương thức sưu tầm khác.
- Khảo sát, thu thập thông tin về tài liệu; xác định tài liệu đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm a khoản này để lập kế hoạch sưu tầm, trình người có thẩm quyền phê duyệt;
- Lập hồ sơ tài liệu dự kiến sưu tầm gồm: Danh sách tài liệu; biên bản thẩm định tài liệu và các tài liệu khác liên quan (nếu có);
- Thực hiện việc sưu tầm theo kế hoạch đã được phê duyệt;
- Vào sổ đăng ký; lưu trữ hồ sơ hình thành trong quá trình sưu tầm tài liệu.
Việc bảo quản tài liệu thực hiện theo biện pháp bảo quản dự phòng, bảo quản phục chế, chuyển dạng tài liệu phù hợp với từng loại hình tài liệu.
Việc phát huy giá trị tài liệu được thực hiện như sau:
- Số hóa hoặc hình thành bản sao để phục vụ theo quy chế của thư viện;
- Hình thành phiên bản chữ tiếng Việt của tài liệu trên nguyên tắc chuyển ngữ đối với tài liệu bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Hán - Nôm và các chữ khác.
Tài liệu cổ là tài liệu có từ một trăm năm tuổi trở lên. Tài liệu hiếm là những tài liệu có số lượng bản rất ít, không đủ đáp ứng nhu cầu của người đọc. Bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học là tập hợp các tài liệu được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những tiêu chí chung về hình thức, nội dung để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử, tự nhiên và xã hội.
Theo đó, đối với việc sưu tầm, bảo quản, phát huy giá trị tài liệu cổ, quý hiếm, bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học là di sản văn hóa, ngoài việc thực hiện theo quy định trên, phải tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật về lưu trữ.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh