2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tổ chức, cá nhân muốn công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài phải gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị trong đó phải ghi rõ tên tác phẩm, loại tác phẩm, tên tác giả, hình thức, thời gian, nơi công bố, phổ biến;
- Bản thảo tác phẩm viết; tóm tắt nội dung bài giảng, bài phát biểu, tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, tác phẩm điện ảnh, vi-đi-ô, tác phẩm báo chí, phát thanh, truyền hình, tác phẩm âm nhạc, công trình khoa học, sách giáo khoa, giáo trình, phần mềm máy tính;
- Danh mục tác phẩm đối với các tác phẩm kiến trúc, tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh, các bức họa đồ, bản vẽ, sơ đồ, bản đồ;
- Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu tác phẩm trong trường hợp tổ chức, cá nhân không phải là chủ sở hữu tác phẩm công bố, phổ biến ra nước ngoài.
- Trường hợp công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài theo ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế hoặc do phía nước ngoài, tổ chức quốc tế mời phải kèm theo văn bản ký kết hoặc văn bản mời;
- Trường hợp cơ quan cấp phép cần duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh, vi-đi-ô, tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, hoặc tác phẩm khác, tổ chức, cá nhân xin phép có trách nhiệm trình tác phẩm để cơ quan cấp phép duyệt.
- Kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ:
- Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền là căn cứ để làm thủ tục Hải quan.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân xin phép công bố, phổ biến tác phẩm ra nước ngoài không đồng ý với quyết định của cơ quan cấp phép thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh