Trình tự thanh lọc tài nguyên thông tin như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:06 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Trình tự thanh lọc tài nguyên thông tin

Thư viện là một kho sưu tập các nguồn thông tin, được chọn lọc bởi các chuyên gia và có thể được tiếp cận để tham khảo hay mượn, thường là trong một môi trường yên tĩnh phù hợp cho học tập. Kho tàng của một thư viện có thể chứa đến hàng triệu đầu mục, bao gồm nhiều định dạng như sách, ấn phẩm định kỳ, báo, thủ bản, phim, bản đồ, văn kiện… và nhiều thể loại khác. Thông tin, tư liệu trong thư viện có thể cung cấp một lượng tri thức lớn để phát triển con người về chất một cách lý tưởng nhất và được trao đổi chuyển giao thông tin, tri thức của mỗi quốc gia dân tộc và phục vụ cho sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung trình tự thanh lọc tài nguyên thông tin theo pháp luật về thư viện

Cơ sở pháp lý

Luật Thư viện số 46/2019/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2019 (sau đây được gọi tắt là Luật Thư viện năm 2019).

Thông tư số 02/2020/TT-BVHTTDL ngày 25 tháng 05 năm 2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch quy định về bảo quản, thanh lọc tài nguyên thông tin và tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện.

Hồ sơ đề nghị thanh lọc tài nguyên thông tin

Theo đó, thư viện có yêu cầu thanh lọc tài nguyên thông tin gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lọc đến cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện.

Thành phần hồ sơ gồm:

- Quyết định của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện phê duyệt kế hoạch công tác năm của thư viện, trong đó có nhiệm vụ thanh lọc tài nguyên thông tin. Trường hợp đột xuất phải có văn bản của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện;

- Tờ trình đề nghị phê duyệt đề án thanh lọc tài nguyên thông tin theo mẫu;

- Đề án thanh lọc tài nguyên thông tin theo mẫu.

Thời hạn trả kết quả

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện thông báo bằng văn bản cho thư viện để chỉnh sửa, bổ sung.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện có trách nhiệm xem xét, ra quyết định phê duyệt đề án.

Thực hiện thanh lọc tài nguyên thông tin

  • Tiến hành kiểm kê tài nguyên thông tin, đánh dấu những tài nguyên thông tin nằm trong diện đề nghị thanh lọc
  • Lập danh mục và đề xuất hình thức xử lý tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc
  • Đưa tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc ra khỏi kho để thẩm định.

Hội đồng thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc

Chức năng của hội đồng thẩm định tài nguyên: thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc để tư vấn cho cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện ra quyết định phê duyệt danh mục và hình thức xử lý tài nguyên thông tin được phép thanh lọc.

Thành phần hội đồng bao gồm:

  • Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo cơ quan tổ chức trực tiếp quản lý thư viện;
  • Các thành viên là đại diện thư viện có tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc, đại diện đơn vị có liên quan đến việc quản lý tài sản trực thuộc cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý thư viện và người am hiểu về lĩnh vực có tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư