2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Thư viện là một kho sưu tập các nguồn thông tin, được chọn lọc bởi các chuyên gia và có thể được tiếp cận để tham khảo hay mượn, thường là trong một môi trường yên tĩnh phù hợp cho học tập. Kho tàng của một thư viện có thể chứa đến hàng triệu đầu mục, bao gồm nhiều định dạng như sách, ấn phẩm định kỳ, báo, thủ bản, phim, bản đồ, văn kiện… và nhiều thể loại khác. Thông tin, tư liệu trong thư viện có thể cung cấp một lượng tri thức lớn để phát triển con người về chất một cách lý tưởng nhất và được trao đổi chuyển giao thông tin, tri thức của mỗi quốc gia dân tộc và phục vụ cho sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về xây dựng tài nguyên thông tin theo Điều 25 Luật Thư viện số 46/2019/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2019 (sau đây được gọi tắt là Luật Thư viện năm 2019).
Dựa vào khoản 1 Điều 25 Luật Thư viện năm 2019 quy định như sau:
“1. Xây dựng tài nguyên thông tin gồm phát triển và thanh lọc tài nguyên thông tin.”
Thư viện là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
Theo đó, trong lĩnh vực hoạt động thư viện thì tài nguyên thông tin là tập hợp các loại hình tài liệu, dữ liệu gồm tài liệu in, tài liệu viết tay, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu số, tài liệu vi dạng gồm vi phim, vi phiếu, tài liệu đặc biệt cho người khuyết tật và tài liệu, dữ liệu khác. Như vậy, hoạt động xây dựng tài nguyên thông tin gồm 2 nội dung sau:
Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng nguồn tài nguyên thông tin bao gồm:
Với thực trạng công nghệ hiện nay, việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn tài nguyên thông tin hiện nay là yêu cầu cần thiết, nhằm tạo nguồn lực thông tin đầy đủ, đảm bảo yêu cầu đa dang về loại hình tài liệu và phong phú về nội dung, tính phù hợp của tài liệu.
Theo đó, việc phát triển tài nguyên thông tin được thực hiện như sau:
- Xác định phương thức và nguồn bổ sung tài nguyên thông tin phù hợp vớ chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ của thư viện; tiếp nhận xuất bản phẩm, ấn phẩm báo chí theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí và theo chức năng, nhiệm vụ của thư viện được quy định tại Luật này;
- Bổ sung, mua tài nguyên thông tin và quyền truy cập cơ sở dữ liệu, tài nguyên thông tin số;
- Thu thập tài nguyên thông tin mở, tài nguyên thông tin thuộc về công chúng, tài nguyên thông tin trực tuyến có giá trị khác;
- Liên thông trao đổi tài nguyên thông tin giữa các thư viện trong nước và nước ngoài; hợp tác trong việc bổ sung, chia sẻ, dùng chung cơ sở dữ liệu hoặc quyền truy cập tài nguyên thông tin số;
- Chuyển dạng, số hóa tài nguyên thông tin phục vụ lưu giữ và nghiên cứu theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Tiếp nhận tài nguyên thông tin do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài chuyển giao, tài trợ, viện trợ, tặng cho, đóng góp.
Khoản 3 Điều 25 Luật Thư viện năm 2019 quy định:
“3. Thanh lọc tài nguyên thông tin được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.”
Cụ thể, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 02/2020/TT-BVHTTDL ngày 25 tháng 05 năm 2020 quy định về bảo quản, thanh lọc tài nguyên thông tin và tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện.
Theo đó, thanh lọc tài nguyên thông tin là việc đưa ra khỏi kho những tài nguyên thông tin không phù hợp với diện phục vụ của thư viện, thừa bản, lạc hậu về nội dung, bị hư hỏng không thể phục hồi, bị mất trong quá trình phục vụ để chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc thực hiện thanh lý tài sản.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh