Xử lý tài nguyên thông tin sau thanh lọc như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:06 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Xử lý tài nguyên thông tin sau thanh lọc

Thư viện là một kho sưu tập các nguồn thông tin, được chọn lọc bởi các chuyên gia và có thể được tiếp cận để tham khảo hay mượn, thường là trong một môi trường yên tĩnh phù hợp cho học tập. Kho tàng của một thư viện có thể chứa đến hàng triệu đầu mục, bao gồm nhiều định dạng như sách, ấn phẩm định kỳ, báo, thủ bản, phim, bản đồ, văn kiện… và nhiều thể loại khác. Thông tin, tư liệu trong thư viện có thể cung cấp một lượng tri thức lớn để phát triển con người về chất một cách lý tưởng nhất và được trao đổi chuyển giao thông tin, tri thức của mỗi quốc gia dân tộc và phục vụ cho sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về xử lý tài nguyên thông tin sau thanh lọc theo pháp luật về thư viện.

Cơ sở pháp lý

Luật Thư viện số 46/2019/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2019 (sau đây được gọi tắt là Luật Thư viện năm 2019).

Thông tư số 02/2020/TT-BVHTTDL ngày 25 tháng 05 năm 2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch quy định về bảo quản, thanh lọc tài nguyên thông tin và tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng trong thư viện.

Khái quát

Thư viện là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.

Theo đó, trong lĩnh vực hoạt động thư viện thì tài nguyên thông tin là tập hợp các loại hình tài liệu, dữ liệu gồm tài liệu in, tài liệu viết tay, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu số, tài liệu vi dạng gồm vi phim, vi phiếu, tài liệu đặc biệt cho người khuyết tật và tài liệu, dữ liệu khác. Như vậy, hoạt động xây dựng tài nguyên thông tin gồm 2 nội dung sau: phát triển tài nguyên thông tin và thanh lọc tài nguyên thông tin.

Như vậy, thanh lọc tài nguyên thông tin là việc đưa ra khỏi kho những tài nguyên thông tin không phù hợp với diện phục vụ của thư viện, thừa bản, lạc hậu về nội dung, bị hư hỏng không thể phục hồi, bị mất trong quá trình phục vụ để chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc thực hiện thanh lý tài sản.

Xử lý tài nguyên thông tin sau thanh lọc

Sau khi thanh lọc thì những tài nguyên thông tin này được xử lý dưới hai hình thức sau:

  • Chuyển đổi mục đích sử dụng;
  • Thực hiện thanh lý.

Theo đó, thư viện có tài nguyên thông tin thanh lọc phải công bố danh mục tài nguyên thông tin thanh lọc tại trụ sở thư viện và trên trang thông tin điện tử của thư viện trong thời hạn 15 ngày.

Lưu giữ và bảo quản hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin

Thành phần hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin gồm:

- Hồ sơ đề nghị thanh lọc tài nguyên thông tin;

- Danh mục tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc;

- Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc;

- Biên bản thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc của Hội đồng thẩm định tài nguyên thông tin đề nghị thanh lọc;

- Quyết định phê duyệt Danh mục và hình thức xử lý tài nguyên thông tin được phép thanh lọc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ thanh lọc tài nguyên thông tin phải được bảo quản tại thư viện trong thời hạn ít nhất 05 năm, kể từ ngày thực hiện việc thanh lọc.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư