Xử lý tài nguyên thông tin và tổ chức hệ thống tra cứu thông tin như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:06 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Xử lý tài nguyên thông tin và tổ chức hệ thống tra cứu thông tin

Thư viện là một kho sưu tập các nguồn thông tin, được chọn lọc bởi các chuyên gia và có thể được tiếp cận để tham khảo hay mượn, thường là trong một môi trường yên tĩnh phù hợp cho học tập. Kho tàng của một thư viện có thể chứa đến hàng triệu đầu mục, bao gồm nhiều định dạng như sách, ấn phẩm định kỳ, báo, thủ bản, phim, bản đồ, văn kiện… và nhiều thể loại khác. Thông tin, tư liệu trong thư viện có thể cung cấp một lượng tri thức lớn để phát triển con người về chất một cách lý tưởng nhất và được trao đổi chuyển giao thông tin, tri thức của mỗi quốc gia dân tộc và phục vụ cho sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về xử lý tài nguyên thông tin và tổ chức hệ thống tra cứu thông tin theo Điều 26 Luật Thư viện số 46/2019/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2019 (sau đây được gọi tắt là Luật Thư viện năm 2019).

Khái quát

Thư viện là thiết chế văn hóa, thông tin, giáo dục, khoa học thực hiện việc xây dựng, xử lý, lưu giữ, bảo quản, cung cấp tài nguyên thông tin phục vụ nhu cầu của người sử dụng.

Theo đó, trong lĩnh vực hoạt động thư viện thì tài nguyên thông tin là tập hợp các loại hình tài liệu, dữ liệu gồm tài liệu in, tài liệu viết tay, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu số, tài liệu vi dạng gồm vi phim, vi phiếu, tài liệu đặc biệt cho người khuyết tật và tài liệu, dữ liệu khác. Như vậy, hoạt động xây dựng tài nguyên thông tin gồm 2 nội dung sau: phát triển tài nguyên thông tin và thanh lọc tài nguyên thông tin.

Xử lý tài nguyên thông tin

Xử lý tài nguyên thông tin được thực hiện như sau:

- Tài nguyên thông tin sau khi bổ sung vào thư viện phải được xử lý theo quy trình nghiệp vụ; xây dựng hệ thống tra cứu thông tin để phục vụ việc quản lý, tra cứu và sử dụng;

- Thực hiện biên mục sao chép, áp dụng kết quả xử lý tài nguyên thông tin có vai trò quan trọng để bảo đảm chính xác, thống nhất và tiết kiệm.

Tra cứu thông tin

Tra cứu thông tin là một thuật ngữ chung dùng để phản ánh quá trình tra cứu dữ liệu hoặc các nguồn chứa thông tin, trong đó có cả các dữ kiện. Đây là quá trình xảy ra giữa con người và mảng tin thông qua các phương tiện, công cụ, hình thức lưu trữ thông tin cần thiết khác nhau như hệ thống mục lục, bảng tra cứu, các ấn phẩm thông tin, các bộ phiếu tra cứu truyền thông, điện tử, cơ sở dữ liệu, những công cụ tra cứu thông tin trong các thư viện.

Để tra cứ thông tin cần thiết phải sử dụng một hoặc nhiều ngôn ngữ tìm tin cụ thể thông qua các từ khóa truy cập, khóa tìm tin, điểm tiếp cận thông tin.

Các dạng tra cứu thông tin bao gồm:

- Dựa vào tính chất thông tin: Tra cứu thông tin thư mục, tra cứu thông tin dữ kiện

- Dựa vào công cụ tra cứu/Các hình thức lưu trữ thông tin: tra cứu thông tin thủ công; tra cứu tự động hóa

- Dựa vào hình thức xử lý: Tra cứu theo dấu hiệu hình thức tài liệu, tra cứu theo dấu hiệu nội dung

- Dựa vào ngôn ngữ tài liệu

- Dựa vào thời gian xuất bản tài liệu

- Dựa vào loại hình tài liệu

Hệ thống tra cứu thông tin là một tập hợp các yếu tố và phương tiện dùng để lưu trữ và tra cứu tài liệu, thông tin về tài liệu hoặc những sự kiện, dữ liệu riêng biệt.

Theo đó, tổ chức hệ thống tra cứu thông tin được quy định như sau:

- Hệ thống tra cứu thông tin phản ánh toàn bộ tài nguyên thông tin bằng các hình thức mục lục, cơ sở dữ liệu; đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của thư viện;

- Bảo đảm lưu trữ an toàn kết quả xử lý tài nguyên thông tin;

- Bảo đảm cập nhật, dễ sử dụng;

- Bảo đảm liên thông trong tra cứu thông tin giữa các thư viện.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư