2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bình đẳng giới là vấn đề được quan tâm từ xưa đến nay. Hướng tới bình đẳng giới là sự giải phóng cho cả nam và nữ khi không bị phân biệt hay đặt nặng trong bất kể lĩnh vực nào. Nhằm bảo đảm cho việc bình đẳng giới được thực thi trên thực tế, ngày 29/06/2006, Quốc hội Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật Bình đẳng giới năm 2006. Và, để xử phạt những hành vi vi phạm về bình đẳng giới, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/06/2009. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế.
Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng, được quy định tại Điều 12 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/06/2009.
“Điều 12. Các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;
b) Xúi giục người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;
c) Trì hoãn, không cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu cho người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ngăn cản, không cho người khác tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;
b) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực cản trở người khác tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;
b) Xúi giục người khác phá thai vì giới tính của thai nhi
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2, điểm a khoản 3 Điều này.”
Bình đẳng giới
Theo Khoản 3 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006, Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Định kiến giới
Theo Khoản 4 Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006, định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.
Giới tính
Khác với giới – chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội, thì giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm
Danh dự, nhân phẩm là những giá trị gắn liền với nhân thân của con người, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Theo đó, có thể hiểu xúc phạm danh dự nhân phẩm là dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu để nhục mạ nhằm hạ uy tín gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác.
Hoạt động giáo dục sức khỏe
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Sức khỏe là một trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật.
Giáo dục sức khỏe chính là việc tác động vào các lĩnh vực như : kiến thức về sức khỏe, thái độ đối với sức khỏe hay chính là cách ứng xử của con người đối với bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng .
Từ xưa đến nay , ở Việt Nam, các hoạt động về giáo dục sức khỏe đã luôn được thực hiện dưới các tên gọi khác nhau như: giáo dục vệ sinh phòng bệnh. tuyên truyền giáo dục sức khỏe, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, ... Và Hiện nay chúng ta đã đổi thành giáo dục sức khỏe .
Hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại Khoản 4 Điều 12 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/06/2009.
- Buộc xin lỗi đối với hành vi:
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới.
Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới.
- Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi:
Trì hoãn, không cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu cho người tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe.
Ngăn cản, không cho người khác tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới.
- Buộc thu hồi mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi:
Xúi giục người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới.
Dùng vũ lực cản trở người khác tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới.
Căn cứ vào Điều 4, 5 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/06/2009, áp dụng nguyên tắc sau đây khi xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới.
Thứ nhất, về hình thức xử phạt
- Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền. Mức phạt tối thiểu là 200.000 đồng, mức phạt tối đa là 40.000.000 đồng.
- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Thứ hai, về trách nhiệm thi hành, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành những gì được hướng dẫn.
Do hành vi có mức tiền từ 200.000 đến 3.000.000 đồng nên có 02 hướng xử phạt như sau:
Thứ nhất, mức phạt dưới 500.000 đồng, áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản theo quy định tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Thứ hai, mức phạt trên 500.000 đồng sẽ áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 57, 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 năm 2012, sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020. Theo đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự:
Bước 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Bước 2: Ký biên bản vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.
Bước 3: Giao biên bản vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.
Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.
Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
Hành vi vi phạm quy định về bình đẳng giới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 14,15,16,17 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009.
Thanh tra viên Lao động – Thương binh và Xã hội đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 30.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Chánh Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, Thanh tra viên đang thi hành công vụ, Chánh Thanh tra cấp Sở, Chánh thanh tra cấp Bộ của các ngành khác mà phát hiện hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có quyền xử phạt như Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 2.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 30.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 55/2009/NĐ-CP.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh