Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi là của chủ thể nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:56:47 (GMT+7)

Trình bày thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Bảo vệ công trình thủy lợi là một trong các vấn đề quan trọng cần được chú trọng trong thực tiễn đời sống. Có rất nhiều hành vi vi phạm xảy ra xâm hại đến các lĩnh vực trên trong thời gian gần đây, do đó hính phủ ban hành các Nghị định để xử phạt hành vi trên. Vậy thẩm quyền xử phạt là cơ quan nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Một số định nghĩa

Khai thác công trình thủy lợi

Thủy lợi theo Khoản 1 Điều 2 Luật Thủy lợi năm 2017 là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh nguồn nước.

Cũng tại Điều này, ở Khoản 3 Công trình thủy lợi được định nghĩa là:

“Điều 2

3. Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.”

Khai thác công trình thủy lợi là việc khai thác, sử dụng tiềm năng và lợi thế của công trình thủy lợi đẻ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Bảo vệ công tình thủy lợi

Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo Điều 40 Luật Thủy lợi năm 2017 bao gồm công trình và vùng phụ cận. Trong phạm vi bảo vệ công trình, các hoạt động phải bảo đảm không gây cản trở cho việc vận hành và an toàn công trình; phải có đường quản lý, mặt bằng để bảo trì và xử lý khi công trình xảy ra sự cố.

2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Hành vi vi phạm hành chính trong khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 Nghị định số 104/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017.

2.1. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.

+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

2.2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra và Thủ trưởng cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

- Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.

- Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Phòng, chống thiên tai; Chi cục trưởng, Trưởng đoàn thanh tra của Chi cục chuyên ngành về thủy lợi, đê điều có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 50.000.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 70.000.000 đồng.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

- Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

2.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư đối với các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai trên các vùng biển Việt Nam, như sau:

- Kiểm ngư viên được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 500.000 đồng.

- Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 25.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000 đồng.

- Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 35.000.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2.4. Thẩm quyền của Công an nhân dân

- Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

- Trạm trưởng, Thủy đội trưởng, Đội trưởng của chiên sĩ Công an nhân dân có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.

- Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 2.500.000 đồng.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:

+ Buộc khôi phụ lại tình trạng ban đầu.

+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.

- Trưởng Công an cấp huyện; Thủy Đoàn trưởng; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt vượt quá 20.000.000 đồng trong các hành vi vừa nêu trên.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.

+ Buộc thực hiện các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với hành vi vi phạm hành chính.

+ Buộc đóng góp quỹ phòng chống thiên tai theo mức quy định đối với hành vi vi phạm hành chính.

- Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt nêu trên.

Áp dụng biện pháp khắc phụ hậu quả sau:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm hành chính.

+ Buộc nộp lại số tiền, hàng hóa hoặc số tiền bằng giá trị hàng hóa đối với hành vi vi phạm hành chính.

+ Buộc nộp lại đất, đá, cát, sỏi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

- Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tương tự  như Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

2.5. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng

Bộ đội biên phòng có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tại khu vực biên giới thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Bộ đội biên phòng, cụ thể như sau:

- Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 500.000 đồng.

- Trạm trưởng, Đội trưởng của Chiến sĩ Bộ đội biên phòng này có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.

- Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được nêu bên trên.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.

- Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn.

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

+ Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm nước trong công trình thủy lợi.

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm hành chính.

+ Buộc nộp lại số tiền, hàng hóa hoặc số tiền bằng giá trị hàng hóa đối với hành vi vi phạm hành chính.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư