2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bình đẳng giới là vấn đề được quan tâm từ xưa đến nay. Hướng tới bình đẳng giới là sự giải phóng cho cả nam và nữ khi không bị phân biệt hay đặt nặng trong bất kể lĩnh vực nào. Nhằm bảo đảm cho việc bình đẳng giới được thực thi trên thực tế, ngày 29/06/2006, Quốc hội Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật Bình đẳng giới năm 2006. Và, để xử phạt những hành vi vi phạm về bình đẳng giới, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/06/2009. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới.
Theo Điều 5 Luật Bình đẳng giới năm 2006,
Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
Bình đẳng giới
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Các nguyên tắc bình đẳng giới
Căn cứ vào Điều 6 Luật Bình Đẳng giới năm 2006, có 06 nguyên tắc bình đẳng giới là:
Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới.
Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật.
Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân.
Hành vi vi phạm quy định về bình đẳng giới có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 14,15,16,17 Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009.
Thanh tra viên Lao động – Thương binh và Xã hội đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 30.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Chánh Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, Thanh tra viên đang thi hành công vụ, Chánh Thanh tra cấp Sở, Chánh thanh tra cấp Bộ của các ngành khác mà phát hiện hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có quyền xử phạt như Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 2.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 30.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định số 55/2009/NĐ-CP.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh