2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tư pháp là một trong ba nhánh quyền lực của Nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp), là hoạt động xét xử của các tòa án và những hoạt động của cơ quan nhà nước khác trực tiếp liên quan đến hoạt động xét xử của toà án như điều tra, truy tố, bổ trợ tư pháp nhằm bảo vệ chế độ, pháp chế xã hội chủ nghĩa, lợi ích hợp pháp của công dân, tôn trọng và duy trì công lý. Vậy trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp – trợ giúp cho hoạt động tư pháp, khi có vi phạm thì xử lý như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vi phạm quy định về đăng ký hành nghề công chứng viên.
Vi phạm quy định về đăng ký hành nghề công chứng viên có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, được quy định tại Điều 11 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/07/2020.
“Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký hành nghề công chứng viên
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên;
b) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên;
c) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng;
d) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đăng ký hoạt động, đề nghị thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng, đăng ký hành nghề và cấp thẻ công chứng viên.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không xác nhận hoặc xác nhận không đúng về thời gian công tác pháp luật để đề nghị bổ nhiệm công chứng viên; không xác nhận hoặc xác nhận không đúng về thời gian tập sự hoặc kết quả tập sự hành nghề công chứng để tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
b) Sử dụng giấy tờ, văn bản xác nhận không đúng thời gian công tác pháp luật để đề nghị bổ nhiệm công chứng viên; sử dụng văn bản xác nhận không đúng thời gian tập sự hoặc kết quả tập sự hành nghề công chứng để tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
c) Sử dụng hồ sơ cá nhân của công chứng viên để đưa vào hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng công chứng mà không được sự đồng ý bằng văn bản của công chứng viên đó;
d) Cho người khác sử dụng hoặc sử dụng quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên của người khác để thành lập văn phòng công chứng hoặc để bổ sung thành viên hợp danh của văn phòng công chứng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c và d khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”
Công chứng viên
Theo Điều 2 Luật Công chứng năm 2014, ta có các định nghĩa sau:
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
Tiêu chuẩn công chứng viên
Trước hết, để trở thành công chứng viên, thì cá nhân phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, cộng thêm đáp ứng các tiêu chuẩn tại Điều 8 Luật Công chứng năm 2014:
+ Có bằng cử nhân luật.
+ Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật.
+ Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng.
+ Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng.
+ Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Đăng ký hành nghề công chứng và cấp thẻ công chứng viên
Việc đăng ký hành nghề công chứng viên và cấp thẻ công chứng viên được quy định tại Điều 4 Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 như sau:
- Tổ chức hành nghề công chứng nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho công chứng viên của tổ chức mình đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
+ Giấy đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên (Mẫu TP-CC-06).
+ Quyết định bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại công chứng viên (bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu).
+ 01 ảnh chân dung cỡ 2cm x 3cm của công chứng viên được đề nghị đăng ký hành nghề và cấp Thẻ (ảnh chụp không quá 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ).
+ Giấy tờ chứng minh công chứng viên là hội viên Hội công chứng viên tại địa phương (trường hợp địa phương chưa có Hội công chứng viên thì nộp giấy tờ chứng minh là hội viên Hiệp hội công chứng viên Việt Nam).
+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của công chứng viên tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động.
+ Quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Chứng chỉ hành nghề đấu giá, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại, giấy tờ chứng minh đã chấm dứt công việc thường xuyên khác; giấy tờ chứng minh đã được Sở Tư pháp xóa đăng ký hành nghề ở tổ chức hành nghề công chứng trước đó hoặc văn bản cam kết chưa đăng ký hành nghề công chứng kể từ khi được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên.
- Về mặt thời gian
+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp ra quyết định đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Sở Tư pháp gửi quyết định cho người được đăng ký hành nghề và tổ chức hành nghề công chứng đã nộp hồ sơ đề nghị đăng ký hành nghề, đồng thời đăng tải trên phần mềm quản lý công chứng của Bộ Tư pháp và Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp thông tin về họ, tên của công chứng viên, số và ngày cấp Thẻ công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng nơi công chứng viên hành nghề.
+ Phôi Thẻ công chứng viên do Bộ Tư pháp phát hành.
Lưu ý: Công chứng viên chỉ được ký văn bản công chứng sau khi được Sở Tư pháp đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên.
Sau khi được đăng ký hành nghề và cấp Thẻ công chứng viên, công chứng viên không được làm việc theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khác; không được giữ chức danh lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp hoặc tham gia các công việc mà thường xuyên phải làm việc trong giờ hành chính.
Vi phạm quy định về đăng ký hành nghề công chứng viên sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/07/2020.
+ Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 mức xử phạt nêu trên; giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa, làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 mức xử phạt nêu trên; thẻ tư vấn viên pháp luật bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 2 mức xử phạt nêu trên.
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 2, điểm đ khoản 3 mức xử phạt nêu trên.
Căn cứ vào Điều 2,3,4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/07/2020, áp dụng nguyên tắc sau đây khi xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
Thứ nhất, về hình thức xử phạt
Có 02 hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Thứ hai, về mức phạt tiền
+ Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp là 50.000.000 đồng.
+ Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Do mức phạt trên 500.000 đồng sẽ áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 57, 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 năm 2012, sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020. Theo đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự:
Bước 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Bước 2: Ký biên bản vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.
Bước 3: Giao biên bản vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.
Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.
Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
Căn cứ vào Điều 83, 84, 86, 87 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/07/2020, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp là:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
+ Phạt cảnh cáo
+ Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 3.000.000 đồng.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 15.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Thanh tra viên Tư pháp đang thi hành công vụ có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 500.000 đồng.
- Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành của Cục Bổ trợ tư pháp đang thi hành công vụ có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 500.000 đồng.
- Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đang thi hành công vụ có quyền
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp.
- Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp, Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thi hành án dân sự; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000 đồng.
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 35.000.000 đồng.
- Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình.
+ Đình chỉ hoạt động của trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có thời hạn.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
- Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá mức tiền phạt 5.000.000 đồng.
- Chánh án Tòa án cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án cấp tỉnh có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 7.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 7.500.000 đồng.
- Chánh án Tòa án cấp tỉnh có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động bồi thường nhà nước; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Xem thêm:
Tổng hợp bài viết về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh