2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tư pháp là một trong ba nhánh quyền lực của Nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp), là hoạt động xét xử của các tòa án và những hoạt động của cơ quan nhà nước khác trực tiếp liên quan đến hoạt động xét xử của toà án. Bên cạnh bổ trợ tư pháp, lĩnh vực trợ giúp cho hoạt động tư pháp là hành chính tư pháp. Vậy xử phạt như thế nào đối với vi phạm trong lĩnh vực này. Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vi phạm quy định về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Vi phạm quy định về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng, được quy định tại Điều 48 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/07/2020.
“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân;
b) Cản trở hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
Phổ biến giáo dục
Trước hết giáo dục pháp luật đó là một nhiệm vụ mang tính thường xuyên, liên tục của nhà nước. Do đó, Nhà nước cần thực hiện việc tổ chức, quản lí, đánh giá kết quả lĩnh vực hoạt động này.
Có thể hiểu, giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người trình độ pháp lí nhất định để từ đó có ý thức đúng đẳn về pháp luật, tôn trọng và tự giác xử sự theo yêu cầu của pháp luật.
Quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân được quy định tại Điều 2 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012:
“Điều 2
1. Công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật.
2. Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật.”
Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập, học tập pháp luật của công dân
Đây là việc thực hiện các hành vi gây khó khăn trong quá trình tiếp cận thông tin về pháp luaatk của công dân, làm cho họ không dễ dàng được học tập, tìm hiểu các quy định của pháp luật. Hậu quả của hành vi này là dẫn đến tình trạng kiến thức pháp luật của công dân bị hạn hẹp, hạn chế, không đầy đủ.
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật được quy định tại Điều 10 Luật Phổ biến , giáo dục pháp luật năm 2012 gồm:
+ Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
+ Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.
+ Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.
Vi phạm quy định về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tại Khoản 4 Điều 48 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 17/05/2020.
+ Buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 phần mức xử phạt nêu trên.
+ Buộc huỷ bỏ tài liệu đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 phần mức xử phạt nêu trên.
Căn cứ vào Điều 2,3,4 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/07/2020, áp dụng nguyên tắc sau đây khi xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp.
Thứ nhất, về hình thức xử phạt
Có 02 hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn.
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Thứ hai, về mức phạt tiền
+ Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp là 50.000.000 đồng.
+ Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Do mức phạt trên 500.000 đồng sẽ áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 57, 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 năm 2012, sửa đổi bởi Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020. Theo đó thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo trình tự:
Bước 1: Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Bước 2: Ký biên bản vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.
Bước 3: Giao biên bản vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản. Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.
Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.
Biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
Căn cứ vào Điều 83, 84, 86, 87 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/07/2020, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp là:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
+ Phạt cảnh cáo
+ Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 3.000.000 đồng.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 15.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Thanh tra viên Tư pháp đang thi hành công vụ có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 500.000 đồng.
- Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành của Cục Bổ trợ tư pháp đang thi hành công vụ có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 500.000 đồng.
- Người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đang thi hành công vụ có quyền
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp.
- Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp, Trường đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thi hành án dân sự; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25.000.000 đồng.
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 35.000.000 đồng.
- Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình.
+ Đình chỉ hoạt động của trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có thời hạn.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ thừa phát lại, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
- Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.
- Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không quá mức tiền phạt 5.000.000 đồng.
- Chánh án Tòa án cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án cấp tỉnh có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 7.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 7.500.000 đồng.
- Chánh án Tòa án cấp tỉnh có quyền:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động bồi thường nhà nước; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Xem thêm:
Tổng hợp bài viết về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh