2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Uống rượu, bia gây nhiều tác hại đến sức khoẻ con người, gia đình, cộng đồng, gây mất an toàn giao thông, mất trật tự và an toàn xã hội, gây thiệt hại về kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
Rượu, bia là một trong các nguyên nhân gây ra hơn 230 loại bệnh tật và tình trạng thương tích như được mô tả trong Bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan của Tổ chức Y tế thế giới lần thứ 10 (ICD10).
Ngoài ra, rượu bia còn là tác nhân gây ra các vấn đề xã hội như tai nạn giao thông, bạo lực gia đình,...
Do đó, Nhà nước đặt ra các biện pháp phòng người tác hại của rượu, bia tại cộng đồng quy định tại Điều 24 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14 ngày 14 tháng 06 năm 2019:
"Điều 24. Biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng
1. Tuyên truyền, vận động các gia đình, thành viên thuộc tổ chức, cộng đồng tham gia tuyên truyền và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa và hoạt động khác tại cộng đồng.
3. Vận động, khuyến khích quy định trong hương ước, quy ước việc hạn chế hoặc không uống rượu, bia tại đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư.
4. Vận động cá nhân, tổ chức không sử dụng sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
5. Phát hiện, phản ánh người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia để cảnh báo, phòng ngừa, xử lý hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội."
Tuyên truyền, vận động là biện pháp hữu hiệu và mềm dẻo nhất để người thường xuyên sử dụng rượu bia, người nghiện rượu bia và cả cộng đồng có hiểu biết về tác hại của rượu bia và quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Theo quy định tại tài liệu “Hướng dẫn sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và tại cộng đồng”, ban hành kèm theo Quyết định số: 4946/QĐ-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Một số bệnh và thương tích chính do uống rượu, bia gây ra gồm:
Ung thư: Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế xếp rượu, bia là chất gây ung thư thuộc Nhóm I, tức là có nguy cơ cao gây ung thư tương tự như thuốc lá, amiang hay bức xạ ion hóa. Uống rượu, bia là nguyên nhân liên quan trực tiếp tới ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, thực quản, đại - trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ.
Bệnh tim mạch: làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh lý như đột quỵ, suy tim, tăng huyết áp và phình động mạch chủ.
Bệnh hệ tiêu hóa: gây tổn thương gan (gan nhiễm mỡ do rượu, viêm gan cấp do rượu…), xơ gan, làm trầm trọng các tổn thương do vi rút viêm gan C và B, viêm tụy cấp tính và mạn tính, các bệnh lý tại thực quản, dạ dày,…
Rối loạn tâm thần: làm suy giảm trí nhớ và khả năng tư duy, lo âu, trầm cảm, loạn thần, kích động, tự sát…
Các rối loạn và bệnh lý khác: gây lão hóa sớm, suy giảm miễn dịch, hội chứng nhiễm độc rượu ở bào thai, trẻ đẻ ra nhẹ cân.
Thương tích: uống rượu, bia là nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông và gây thương tích không chủ ý và cố ý khác.
Các vấn đề về xã hội: ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ gia đình, giảm hoặc mất khả năng làm việc, mất việc làm, bạo lực, quan hệ tình dục không an toàn, các vấn đề liên quan đến pháp luật…
Tại nhiều nơi, chính quyền địa phương thường phát động các cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia.
Ví dụ: Ngày 29/9/2021, Ban Tổ chức các Cuộc thi tìm hiểu pháp luật tỉnh Cà Mau năm 2021 ban hành Công văn số 2005/BTC-STP về việc phát động Cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về giao thông và phòng, chống tác hại của rượu, bia" năm 2021. Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến trên hệ thống Website: https://timhieuphapluat.camau.gov.vn và trên Trang thông tin phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Cà Mau: http://pbgdpl.camau.gov.vn. Thời gian diễn ra Cuộc thi 20 ngày, bắt đầu từ 0h00 ngày 05/10/2021 và kết thúc vào lúc 17h00 ngày 25/10/2021.
Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thường xuyên lồng ghép những hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia vào chương trình văn hóa, văn nghệ để tuyên truyền đến mọi người sự cần thiết của việc giảm thiểu sử dụng rượu, bia.
Theo Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước.
Hương ước, quy ước là văn bản quy định các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố tự nguyện thỏa thuận và thiết lập nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
Hương ước, quy ước được thể hiện dưới hình thức văn bản, có chữ ký xác nhận của Trưởng ban công tác Mặt trận, Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố. Hương ước, quy ước sau khi được công nhận có đóng dấu giáp lai của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.
Người Việt Nam từ xa xưa đã lưu truyền câu nói: "Phép vua thua lệ làng", trong nhiều trường hợp hương ước, quy ước của làm xã còn có giá trị ràng buộc đối với dân làng hơn của pháp luật. Hơn hết, tại đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư, ta dễ dàng nhận thấy, việc sử dụng rượu bia tràn lan, khó kiểm soát.
Lợi dụng điều này, quy định hương ước, quy ước tại làng xã hạn chế hoặc không uống rượu, bia tại đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư sẽ góp phần kiểm soát tình trạng sử dụng rượu bia tràn lan, gây hại cho sức khỏe người sử dụng và an toàn xã hội.
Rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm là nguyên nhân thường thấy gây ra tình trạng ngộ độc rượu, bia hiện nay.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết: Riêng trong tháng 10/2020, đã có 18 trường hợp ngộ độc methanol được xác nhận tại trung tâm. Phần lớn các ca bệnh này đều nặng và có trường hợp đã tử vong. Theo bác sĩ, những trường hợp ngộ độc cồn công nghiệp methanol này do uống phải loại rượu giả, không rõ nguồn gốc, trôi nổi trên thị trường.
Việc sử dụng rượu, bia đã gây hại rất lớn đối với sức khỏe, nếu sử dụng sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm càng nguy hiểm hơn. Do đó, cần tăng cường vận động cá nhân, tổ chức sử dụng sản phẩm rượu, bia có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật.
Người say rượu, bia thường có một số biểu hiện như cặp mắt có vẻ đờ đẫn, vằn đỏ mí mắt rũ xuống và khó mở to mắt; cơ thể có mùi rượu, bia; suy giảm chức năng vận động (Người say rượu không thể thực hiện được các nhiệm vụ bình thường dễ dàng như khi tỉnh táo, chẳng hạn như bước đi trên đường thẳng, châm thuốc lá, rót rượu hoặc cầm nhặt các đồ vật.).
Nghiện rượu, bia là tình trạng lệ thuộc vào rượu, bia với biểu hiện đặc trưng như thường xuyên thèm uống, lượng uống có thể tăng theo thời gian, không thể tự kiểm soát lượng uống hay ngừng uống.
Phát hiện, phản ánh người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia có tác dụng ngăn ngừa họ gây ra những hành vi gây hại đến cộng đồng như lái xe gây tai nạn, bạo lực,... trong khi không tỉnh táo.
Xem thêm: Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
Luật Hoàng Anh
Luật sư NGUYỄN ĐÌNH HIỆP - Những con số biết nói
Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Luật sư Nguyễn Đình Hiệp có sự am hiểu sâu sắc hệ thống pháp luật Việt Nam và triển khai thành công rất nhiều các vụ việc như:
2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
2
Tư vấn cấp Giấy phép viễn thông cho doanh nghiệp Việt Nam
8
Tư vấn pháp lý thường xuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tiêu biểu như Công ty CP Tập đoàn Bình Minh, Công ty CP DV Viễn thông Hải Phòng
10
Tư vấn, xử lý thu hồi công nợ và khởi kiện/khởi tố các đối tượng có nợ khó đòi
10
Tư vấn pháp lý đầu tư, giấy phép, chuyển nhượng các dự án khoáng sản. Tiêu biểu như Dự án khai thác Khoáng sản của Công ty khoáng sản An Vượng tại huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình (50ha).
15
Tư vấn pháp lý dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Tiêu biểu như Dự án sản xuất 50 triệu sản phẩm điện tử thanh toán Công ty TNHH ST Vina (Hàn Quốc); Dự án mở rộng quy mô sản xuất của Công ty TNHH RFTech Việt Nam lên 20 triệu đô la Mỹ;
20
Tư vấn hợp đồng chuyển giao công nghệ và thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
20
Tư vấn pháp lý dự án đầu tư bất động sản. Tiêu biểu như Dự án khu nghỉ dưỡng tại Vịnh Lan Hạ, thành phố Hải Phòng (30ha); Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Avana Mai Chau Hideway, tỉnh Hòa Bình (32ha)
30
Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực. Tiêu biểu như Dự án nhà máy sản xuất của Công ty Mass Well Limited, Công ty Modern Shine Limited tại Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình
300
Tư vấn hồ sơ công bố sản phẩm, hồ sơ phòng cháy chữa cháy, hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký mã số mã vạch, đăng ký/thông báo website…
500
Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế
700
Tư vấn, thực hiện các thủ tục, giấy phép con như: Giấy phép lao động cho người nước ngoài, cấp phép tạm trú cho người nước ngoài, Giấy phép trung tâm ngoại ngữ, Giấy phép ngành dược, Giấy phép quảng cáo…
2000
Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp mới, chi nhánh, văn phòng đại diện trên cả nước; các thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên cả nước
3000
Tư vấn các vụ việc ly hôn, chia tài sản, quyền nuôi con; chia thừa kế; tranh chấp đất đai; tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh