Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia? (Phần 1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:01 (GMT+7)

Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác. Vì những ảnh hưởng có hại của rượu, bia mà pháp luật quy định 13 hành vi bị cấm trong công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia tại Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14 ngày 14 tháng 06 năm 2019:

"Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia

1. Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

..."

Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 06 hành vi bị cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia

Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc là hành vi kích động bằng lời nói, cử chỉ, vật chất hoặc bằng bất cứ thủ đoạn nào nhằm làm cho người khác phải sử dụng rượu, bia trái mong muốn của họ.

Rượu bia là những chất kích thích gây hại cho cơ thể, con người có quyền lựa chọn việc có sử dụng rượu bia hay không. Do đó, mọi sự xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác sử dụng rượu, bia đều xâm phạm quyền tự do của người đó.

Phòng chống tác hại của rượu, bia đối với người chưa đủ 18 tuổi

Theo nghiên cứu, nguyên nhân của sự gia tăng sử dụng rượu, bia đối với thanh thiếu niên là do sự tác động của quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn, thách thức của bạn bè hoặc tiếp xúc với phim ảnh nhiều nên tò mò muốn thử.

Tại Việt Nam, để tránh làm tăng nguy cơ sử dụng rượu bia đối với thanh thiếu niên, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã quy định như:

- Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

- Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

- Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, rượu bia là nguyên nhân gián tiếp gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và trật tự an toàn xã hội, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên. Bởi các hormone dậy thì của giai đoạn này kích hoạt các vùng đảm nhiệm chức năng cảm xúc, tâm lý của bộ não đang phát triển, thúc đẩy hành vi của người trẻ tuổi... Lạm dụng rượu bia trong ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể làm ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách, năng lực và hành vi xã hội.

Thời điểm sử dụng rượu bia

Tại khoản 5, Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia ghi rõ:

"Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập".

Cụ thể, 3 trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không được uống rượu bia gồm:

Uống rượu bia ngay trước giờ làm việc, học tập.

Uống rượu bia ngay trong giờ làm việc, học tập.

Uống rượu bia vào lúc nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

Đây là lần đầu tiên quy định nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức uống rượu bia trước, trong giờ làm việc, giờ nghỉ giữa giờ được đưa vào trong Luật.

Việc pháp luật quy định như vậy, giúp môi trường làm việc, học tập lành mạnh hơn, hiệu quả công việc được nâng cao, tại điều kiện phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội của đất nước.

Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn

Người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân người điều khiện phương tiện tham gia giao thông mà còn gây ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác.

Theo thống kê của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia cho thấy tỷ lệ người dân tự điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia chiếm 68%, trong đó có 40% người say rượu bia vẫn tiếp tục lái xe. Dịp cuối năm, lễ, Tết, mỗi người đều có rất nhiều lý do để sử dụng rượu bia nên tình trạng sử dụng rượu, bia tham gia giao thông gây tai nạn dự báo sẽ tăng cao.

Xem thêm: Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư