2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tại bất kỳ các sự kiện hay dịp lễ nào, đặc biệt là Tết, hay bữa cơm thường ngày, rượu bia xuất hiện như một điều tất yếu.
Để phòng, chống tác hại của rượu, bia, Nhà nước đặt ra các chính sách nhằm giảm mức tiêu thụ rượu, bia; quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia. Chính sách này được quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia số 44/2019/QH14 ngày 14 tháng 06 năm 2019.
Tác hại của rượu, bia là ảnh hưởng, tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình, cộng đồng, an toàn giao thông, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế và các vấn đề xã hội khác.
Các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia là các biện pháp làm giảm tác động có hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, xã hội như cấm sử dụng rượu bia trước khi tham gia giao thông, cấm bán rượu, bia cho người dưới 18 tuổi,…
Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.
Sản xuất rượu thủ công là hoạt động sản xuất rượu bằng dụng cụ truyền thống, không sử dụng máy móc, thiết bị công nghiệp.
Thanh thiếu niên/vị thành niên là một giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người trưởng thành, đang phát triển về thể chất, tinh thần. Các hóc-môn dậy thì của giai đoạn này kích hoạt các vùng đảm nhiệm chức năng cảm xúc, xã hội của bộ não đang phát triển, thúc đẩy hành vi của người trẻ tuổi... Các bằng chứng khoa học cũng cho thấy rượu, bia tác động ở cấp phân tử và cấp tế bào đến quá trình hình thành và phát triển của não, có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc của đồi hải mã, là vùng não có vai trò quan trọng cho quá trình học tập, làm giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung của não bộ…
Rượu được xem là chất kích thích, có thể gây nghiện và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. “Bà bầu” uống rượu cũng đồng nghĩa với việc em bé trong bụng uống rượu. Tuy nhiên, quá trình đào thải ra bên ngoài của thai nhi sẽ mất nhiều thời gian hơn. Nếu mẹ chỉ say rượu vài giờ thì thai nhi có thể “li bì” đến vài ngày. Vì vậy, nếu phụ nữ uống rượu liên tục khi mang thai thì con sẽ liên tục tiếp nhận chất cồn, có thể bị tổn thương và ảnh hưởng xấu tới sự hình thành, phát triển, nhất là trong 3 tháng đầu.
Hậu quả nghiêm trọng nhất của việc uống rượu khi mang thai là hội chứng thai nhi nghiện rượu (FASD). Đây là căn bệnh gây hệ lụy suốt đời, khiến thai nhi kém phát triển (ngay từ trong tử cung, sau khi sinh, hoặc cả hai), các đặc điểm trên khuôn mặt bất thường, dị tật tim và tổn thương hệ thần kinh trung ương. Những em bé bị mắc hội chứng thai nhi nghiện rượu FASD cũng có thể có đầu và não nhỏ bất thường, các khuyết tật bẩm sinh khác, đặc biệt là tim và cột sống.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia; tổ chức thực hiện nghiêm quy định không uống rượu, bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức.
Người đứng đầu tổ dân phố, khu phố, khối phố, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, tổ chức tại cơ sở, cộng đồng tham gia các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Để tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật phòng, chống tác hại của rượu bia ngày 23/6/2020 Bộ Y tế ban hành Chỉ thị số 19/CT-BYT về việc tăng cường thực thi các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia trong ngành y tế.
Các cơ sở y tế căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ triển khai hiệu quả biện pháp sàng lọc phát hiện sớm, tư vấn, can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ với sức khỏe do uống rượu, bia; dự phòng, chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh hoặc rối loạn chức năng do uống rượu, bia; phòng, chống nghiện, tái nghiện rượu, bia.
Nhà nước rất khuyến khích việc ứng dụng các khoa học công nghệ vào việc giảm thiểu tác hại của rượu, bia. Hiện nay trên thị trường, có nhiều loại rượu bia không chứa cồn. Đây là một tiến bộ khoa học rất lớn trong việc phòng chống tác hại của rượu bia.
Việc khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia là động lực để mọi người có ý thức hơn trong việc phòng chống tác hại của rượu bia, giảm thiệu việc sử dụng, mua bán rượu bia trên thị trường.
Xem thêm: Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh