2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Theo nguyên tắc quy định tại Điều 4 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007, để thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm cần thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, một số cơ quan nhà nước có quyền hạn, trách nhiệm chính trong công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Điều 6 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 03/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 quy định 04 loại cơ quan có trách nhiệm về phòng, chống bệnh truyền nhiễm gồm Chính phủ; Bộ Y tế; Các bộ, cơ quan ngang bộ; Uỷ ban nhân dân các cấp.
Khoản 1 Điều 6 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định:
“Điều 6. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước”.
Điều 14 Luật Tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2015 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân và dân số: “Thống nhất quản lý nhà nước và phát triển hoạt động thông tin và truyền thông.”
Điển hình rõ nét nhất về vai trò của Chính phủ trong chỉ đạo công tác chống dịch là thời điểm bùng phát dịch bệnh Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ban hành rất nhiều chỉ thị như Nghị quyết 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 do Chính phủ ban hành; Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành; Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 về thực hiện biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 về tiếp tục thực hiện biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới;…
Để thực hiện công tác phòng dịch, Chính phủ ưu tiên, hỗ trợ đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng; ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện bệnh truyền nhiễm, nghiên cứu sản xuất vắc-xin, sinh phẩm y tế. Hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; hỗ trợ điều trị, chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm do rủi ro nghề nghiệp và trong các trường hợp cần thiết khác; hỗ trợ thiệt hại đối với việc tiêu hủy gia súc, gia cầm mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
Khoản 2 Điều 6 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định trách nhiệm của Bộ Y tế như sau:
“Điều 6. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
…
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước.”
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Do đó, Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong công tác thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong phạm vi cả nước.
Cụ thể, trong Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế, Bộ Y tế có nhiệm vụ và quyền hạn:
“Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Y tế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
5. Về y tế dự phòng:
a) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định chuyên môn, các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các lĩnh vực: Giám sát, phòng, chống bệnh truyền nhiễm,…
b) Ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm thuộc các nhóm, danh mục bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế và tổ chức thực hiện việc tiêm chủng vắc xin và sinh phẩm y tế cho các đối tượng bắt buộc theo quy định của pháp luật;
...
d) Tổ chức thực hiện việc giám sát đối với bệnh truyền nhiễm,…”
Điều 6 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định them 02 cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước là Các bộ, cơ quan ngang bộ và Uỷ ban nhân dân các cấp:
“Điều 6. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bệnh truyền nhiễm
…
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo phân cấp của Chính phủ.”
Thực hiện đúng nguyên tắc phối hợp nhiều cơ quan trong công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định tại Khoản 2 điều 4 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Các bộ và cơ quan ngang bộ là những cơ quan cùng cấp với Bộ Y tế cùng là cơ quan của Chính phủ.
Chỉ khi có sự phối kết hợp, công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm mới có hiệu quả. Tuy nhiên, các bộ và cơ quan ngang bộ có các nhiệm vụ quyền hạn riêng của mình, sự phối kết hợp phải nằm trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của các bộ và cơ quan ngang bộ. Đồng thời sự phối kết hợp chỉ ở những nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2015, Chính quyền địa phương có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương ủy quyền.
Từ đó, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo phân cấp của Chính phủ.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh