2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Dịch bệnh động vật được xem là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm liên quan đến động vật. Dịch bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc có thể gây ra cái chết cho những động vật mắc phải. Nhằm cảnh báo, đề phòng nguy hiểm, việc công bố dịch bệnh động vật phải tuân thủ những nguyên tắc, điều kiện nhất định. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về công bố dịch bệnh động vật trên cạn theo quy định của pháp luật.
Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch được quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật trên cạn bao gồm: Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người); bệnh Lở mồm long móng; bệnh Tai xanh ở lợn (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn); bệnh Nhiệt thán; bệnh Dịch tả lợn; bệnh Xoắn khuẩn; bệnh Dại động vật; bệnh Niu-cát-xơn; bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; bệnh Viêm da nổi cục.
Phần 1, chúng tôi đã trình bày về điều kiện, nguyên tắc công bố dịch bệnh động vật trên cạn. Xem phần 1 tại: Công bố dịch bệnh động vật trên cạn được quy định như thế nào? ( Phần 1)
Khoản 3 Điều 26 Luật Thú y 2015 quy định nội dung công bố dịch bệnh động vật trên cạn bao gồm:
Thứ nhất: Tên dịch bệnh động vật hoặc tên tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới; loài động vật mắc bệnh;
Dịch bệnh động vật là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch. Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội hoặc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giữa động vật và người.
Bệnh truyền nhiễm là bệnh truyền lây trực tiếp hoặc gián tiếp giữa động vật và động vật hoặc giữa động vật và người do tác nhân gây bệnh, truyền nhiễm. Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm là vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và các tác nhân khác có khả năng gây bệnh truyền nhiễm.
Thứ hai: Thời gian xảy ra dịch bệnh động vật hoặc thời gian phát hiện tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới;
Nội dung này nhằm xác định thời điểm xảy ra dịch bệnh, thời điểm phát hiện tác nhân gây bệnh để đánh giá mức độ phát triển, lây lan của dịch bệnh động vật.
Thứ ba: Vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm;
Vùng có dịch là vùng có ổ dịch bệnh động vật hoặc có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định.
Vùng bị dịch uy hiếp là vùng bao quanh vùng có dịch hoặc khu vực tiếp giáp với vùng có dịch ở biên giới của nước láng giềng đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định.
Vùng đệm là vùng bao quanh vùng bị dịch uy hiếp đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định.
Thứ tư: Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.
Nội dung cuối cùng của công bố dịch bệnh động vật trên cạn là việc quy định các biện pháp, cách thức nhằm ngăn ngừa không cho dịch bệnh xảy ra hoặc làm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh động vật gây ra.
Khoản 4, 5, 6 Điều 26 Luật Thú y 2015 quy định như sau:
4. Thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật trên cạn được quy định như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ đề nghị của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện quyết định, công bố dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện theo quy định và dịch bệnh xảy ra trong phạm vi huyện;
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện là Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y đặt tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ đề nghị của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh quyết định công bố dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện theo quy định và dịch bệnh xảy ra từ hai huyện trở lên trong phạm vi tỉnh.
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh là Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ đề nghị của Cục Thú y quyết định công bố dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và dịch bệnh xảy ra từ hai tỉnh trở lên; kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc công bố dịch của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh.
6. Trong trường hợp dịch bệnh động vật lây lan nhanh trên diện rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo để Thủ tướng Chính phủ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban bố tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
Tình trạng khẩn cấp là một tuyên bố của chính phủ mà theo đó có thể tạm ngưng một số chức năng bình thường của chính phủ và có thể cảnh báo công dân của mình thay đổi các hành vi bình thường hoặc có thể ra lệnh cho các cơ quan của chính phủ thi hành các kế hoạch sẵn sàng cho tình trạng khẩn cấp.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thú y 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh