2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Dịch bệnh động vật được xem là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm liên quan đến động vật. Dịch bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc có thể gây ra cái chết cho những động vật mắc phải. Vậy công bố hết dịch động vật trên cạn phải đảm bảo những điều kiện gì. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về vấn đề này.
Động vật bao gồm: động vật trên cạn và động vật thủy sản. Động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát, ong, tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn;
Dịch bệnh động vật là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm của động vật thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch. Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật, gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội hoặc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giữa động vật và người.
Khoản 1 Điều 31 Luật Thú y 2015 quy định điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật bao gồm:
- Trong thời hạn quy định đối với từng bệnh, kể từ ngày con vật mắc bệnh cuối cùng chết, bị tiêu hủy, giết mổ bắt buộc hoặc lành bệnh mà không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết vì dịch bệnh động vật đã công bố;
- Đã phòng bệnh bằng vắc-xin hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với dịch bệnh động vật trong vùng dịch, vùng dịch bị uy hiếp;
Vắc-xin dùng trong thú y là chế phẩm sinh học chứa kháng nguyên, tạo cho cơ thể động vật khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng để phòng bệnh.
Động vật mẫn cảm với dịch bệnh động vật có thể hiểu là động vật có sự phản ứng nhanh nhạy với các bệnh truyền nhiễm của động vật.
Vùng có dịch là vùng có ổ dịch bệnh động vật hoặc có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định.
Vùng bị dịch uy hiếp là vùng bao quanh vùng có dịch hoặc khu vực tiếp giáp với vùng có dịch ở biên giới của nước láng giềng đã được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y xác định.
- Đã thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y đối với vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp;
Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y đối với vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp sẽ giúp tiêu diệt sinh vật mang mầm bệnh, truyền ký sinh trùng gây bệnh và bảo vệ môi trường chăn nuôi trong tương lai.
- Có văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp trên thẩm định, công nhận.
Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gồm có:
+ Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh);
+ Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y đặt tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện).
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết khoản này.
Điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật được quy định cụ thể tại Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
Khoản 2 Điều 31 Luật Thú y 2015 quy định như sau:
2. Người có thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật quy định tại Điều 26 của Luật này có thẩm quyền công bố hết dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, người có thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật có thẩm quyền công bố hết dịch bệnh động vật khi có đủ điều kiện nêu trên là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Thú y 2015
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh